logo
HIỂU MÌNH, HIỂU NGƯỜI VÀ MỤC ĐÍCH SỐNG
Tác giảSyhun.com.vn

Bạn có tự hỏi mục đích sống của mình, mục đích sống của con người là gì? Mọi hành động đều có mục đích phục vụ nhu cầu con người, khi hiểu động cơ của các hành động, chúng ta sẽ hiểu mình, hiểu người xung quanh và xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và đạt được những thành công trong công việc, quan hệ cuộc sống.

Trong hành trình trưởng thành, chắc hẳn mỗi chúng ta đều có lần tự hỏi tôi là ai? mục đích sống của tôi trong cuộc sống này là gì? Hay ý nghĩa cuộc sống là gì? Tôi hiểu mình không? Tôi hiểu người không? Người ta nói cuộc sống là chuỗi những thăng trầm, mỗi người có một bức tranh cuộc sống riêng, có vui có buồn, có thuận lợi và sóng gió, khi trả lời những câu hỏi này không chỉ giúp ta hiểu mình, hiểu người mà vững tin, lạc hơn trong cuộc sống và vượt qua mọi sóng gió yếu lòng.

Theo tháp nhu cầu Maslow, một mô hình phổ biến được giảng dạy tại nhiều giảng đường, trường Đại học trên khắp thế giới, nhu cầu của con người được chia làm 5 tầng từ thấp tới cao bao gồm: Sinh lý, an toàn, mối quan hệ, sự kính trọng và thể hiện bản thân. Theo đó sự tồn tại và mọi hành động  của con người từ khi được sinh ra tới khi mất đi đều phục vụ 5 nhu cầu này.

HIỂU MÌNH, HIỂU NGƯỜI, MỤC ĐÍCH VÀ NHU CẦU CON NGƯỜI

Mọi cây chuyện cuộc sống của chúng ta đều dẫn tới năm nhu cầu được thể hiện trong tháp Maslow. Trong đó, nhu cầu sinh lý bao gồm: ăn, uống ngủ, nghỉ, tình dục, vệ sinh,... Để có những nhu cầu khác, thì đầu tiên nhu cầu sinh lý cần phải được đáp ứng. Đó là lý do tại sao tháp nhu cầu xuất phát từ nhu cầu sinh lý. Khi đủ ăn đủ mặc, khoẻ mạnh thoả mãn về nhu cầu sinh lý, tức đảm bảo sự tồn tại của con người, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn về nhu cầu an toàn tức bảo vệ sự tồn tại này. Nhu cầu an toàn bao gồm các điều kiện về sức khoẻ, chất lượng cuộc sống... Khi đủ ăn đủ mặc và khoẻ mạnh, an toàn người ta sẽ quan tâm nhiều hơn tới nhu cầu về tình cảm, quan hệ bao gồm: tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu... cần sự quan tâm, sẻ chia và gắn kết trong các mối quan này. Xu hướng chung nếu đủ ăn đủ mặc, được an toàn và sẻ chia, người ta sẽ tìm kiếm tới nhu cầu được người khác kính trọng bao gồm việc  chinh phục thành công và thành tích trong học tập, làm việc.... Cuối cùng sự phát triển của nhu cầu được kính trọng dẫn dắt con người có xu hướng đạt tới đích cuối cùng là nhu cầu thể hiện bản thân bằng tiền bạc, địa vị, nhân cách sống....

Trong xã hội ngày nay hầu hết nhu cầu sinh lý của tháp Maslow đều được đáp ứng cơ bản, thường những người có điều kiện khó khăn/tầng lớp thu nhập thấp sẽ quan tâm tới nhu cầu này và mục đích sống/hành động của họ trong cuộc sống hướng tới mục đích này bao gồm đủ cơm ăn áo mặc, điều kiện vệ sinh an toàn và sinh lý. Các nhu cầu tiếp theo về cơ bản vẫn có sự linh hoạt ưu tiên phù hợp với quan điểm sống của từng người, tại từng thời điểm. Ví dụ có những người coi trọng sức khoẻ hơn nhưng cũng có những người mải mê lo cho gia đình hay đắm chìm vào tình yêu mà không thật sự quan tâm tới vấn đề sức khoẻ, an toàn hay địa vị. Song về cơ bản tất cả các hành động của con người trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh đều phục vụ đích đến là tầng cao nhất tức thể hiện bản thân theo mô hình trong tháp Maslow.

Tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống bạn bỗng thấy bế tắc, thất vọng, hay lạc lõng... thực ra đó là khi bạn đang thất bại, vấp ngã trong tiến trình thoả mãn các nhu cầu của mình theo tháp Maslow. Cụ thể, nếu bạn đang rất buồn vì việc tăng lương, thăng chức không như ý phải chăng bạn đang buồn vì nhu cầu sinh lý (lấy tiền ăn mặc tận hưởng...) và nhu cầu được kính trọng (chức vụ) đang không như ý. Hiểu điều này, bạn sẽ cân băng được cuộc sống bằng cách tình kiếm các giải pháp khác để phục vụ và thoả mãn nhu cầu đó và nhìn nhận cuộc sống tích cực hơn trong những thời điểm bi quan của cuộc sống.

HIỂU MÌNH, HIỂU NGƯỜI, MỤC ĐÍCH VÀ NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI

Nhu cầu của con người trong cuộc sống là như vậy và Maslow là một cách bổ dọc nhu cầu theo ưu tiên gắn liền với sự tiến hoá của con người. Nhìn từ thực tế, quan điểm về nhu cầu và mục đích của con người có thể được phân bổ theo nguyên tắc sau:

  • Thứ nhất, mọi hành động của con người đều có mục đích nhất định nhưng không phải tất cả mọi người đều ý thức và chủ ý về nó. Ví dụ không ai bận tâm về mục đích việc ăn là để lo và thoả mãn về nhu cầu sinh lý; bản chất của từ thiện là thoả mãn đời sống tinh thần bản thân (sense of respondsibility) và trong một số trường hợp là để tìm kiếm sự công nhận/ghi nhận của xã hội, xây dựng thương hiệu cá nhân/tổ chức tốt đẹp.
  • Thứ hai, mọi cảm xúc buồn, vui, tự hào, thất vọng của con người đều nảy sinh từ quá trình trinh phục mục đích, nhu cầu trong cuộc sống. Khi nhìn nhận mục đich và nhu cầu một cách hợp lý và biết cách điều chỉnh, bạn sẽ điều chỉnh được cảm xúc và chất lượng cuộc sống của mình.
  • Thư ba, không có mục đích, nhu cầu nào là quan trọng nhất, nhưng mục đích và nhu cầu sẽ quan trọng nhất đúng với từng người ở từng thời điểm. Ví dụ một người đã giàu thì mục đích được công nhận và khoẻ mạnh sẽ quan trọng hơn việc đủ ăn đủ mặc.
  • Thứ tư, chỉ cần hiểu được mục đích và nhu cầu ưu tiên của người đối diện tại từng bối cảnh từng thời điểm, tập trung vào điều đó, mối quan hệ của bạn với những người xung quanh sẽ tốt hơn, sự sẻ chia và gắn kết sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Để áp dụng các nguyên tắc trên vcà gặt gái được các thành công trong cuộc sống, quan điểm sống, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tôi nhìn nhận nhóm nhu cầu, mục đích của con người theo chiều ngang, theo đó có 06 nhóm nhu cầu dẫn dắt mọi hành động và ý thức của con người:

1.     Nhu cầu bình an:  mong ước sức khoẻ tốt cho bản thân và người thân, mua bảo hiểm, luyện tập thể dục, đi massage, sử dụng thực phẩm chức năng

2.     Nhu cầu được tán dương, công nhận: được khen, nịnh, được thành tích và trao giấy khen giấy chứng nhận, tìm kiếm chức danh, đi từ thiện, làm đẹp về thể hình và làn da...

3.     Nhu cầu vật chất: làm giàu - kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền,kinh doanh, tăng lương; khi đã giàu thìtích luỹ tài sản, đầu tư (bất động sản, cổ phiếu, vàng bạc)

4.     Nhu cầu mở mang, phát triển bản thân: học tập, đọc sách, gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội trong công việc

5.     Nhu cầu được sung sướng: tình dục, nhậu nhẹt; ăn uống: trà, cà phê, đồ ăn ngon; thoả mãn sở thích: thể thao, cafe, du lịch, giải trí, thời trang, idols....

6.     Nhu cầu tình cảm, gắn kết - không cô đơn: Bạn bè, gia đình, người yêu, đồng nghiệp... sự quan tâm

Ngay lúc này, nhìn lại những hành động, công việc bạn đã làm trong ngày hôm nay, ngay bây giờ, bạn sẽ tìm thấy ngay thực ra mình đang phục vụ chính bản thân mình ở nhu cầu nào. Theo đó ai cũng mong muốn bình an vì thế mà các công ty bảo hiểm trở lên hưng thịnh, người giàu thì sẽ ưu tiên đi tìm kiếm sự tán dương, công nhận... người trẻ đặt ưu tiên cho nhu cầu vật chất; người có chức danh sẽ có xu hướng tìm kiếm vật chất; người già và người bệnh sẽ ưu tiên bình an sức khoẻ. Đây chính là công thức của sự phát triển các ngành nghề kinh doanh, tức hướng tới nhu cầu của con người.

Trong quản trị bản thân, ai cũng sẽ có thất bại trong thực hiện nhu cầu nào đó cho bản thân trong 6 nhu cầu trên, kết quả là bạn buồn, bạn chông chênh hay kém lạc quan.. Vậy giải pháp là bù đắp cho nhu cầu đó bạn sẽ vượt qua tất cả và sẽ sống tốt đẹp hơn. Nếu tâm trạng kém lạc quan xuất phát từ nhu cầu về tình cảm không như ý bạn chỉ cần tập trung hơn vào tình yêu hoặc gia đình hoặc bạn bè kết hợp song song với bù đắp bằng nhu cầu sung sướng (mua sắm, du lịch, nấu ăn) ngay lập tức tâm trạng của bạn sẽ tốt hơn. Đây vừa là công thức quản trị cảm xúc bạn thân, cuộc sống vừa làm mẹo tâm lý.

Chúng ta thường không quá khó để bắt gặp một người trẻ nói mình "chông chênh" đó chính là khi họ chưa đáp ứng được nhu cầu con người về sung sướng, nhu cầu vật chất của mình như kỳ vọng. Khi hiểu điều này và 6 nhóm mục đích chi phối mọi hành động tâm trọng của con người, chỉ cần chúng ta nhìn nhận được mình đang ở trạng thái nào trong 6 nhóm nhu cầu trên bạn sẽ hiểu mình điều chỉnh được mình tốt hơn và hiểu về những tất yếu khách quan của cuộc sống.

Trong quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, nếu bạn hiểu đối phương ưu tiên nhóm nhu cầu nào trong 6 nhu cầu trên bạn sẽ biết cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững hơn. Nếu bạn chơi vơi người bạn giàu có, họ sẽ ưu tiên tình cảm gắn kết, tức cần sự quan tâm, chân thành hơn là ưu tiên vật chất, thực dụng trong mối quan hệ này. Khi bên cạnh một người sếp lớn không quá thiếu về của cải, vật chất họ sẽ cần tình cảm chân thành và sự tán dương từ bạn. Khi đi chơi cùng một người bạn tuổi teen bạn chỉ cần tập trung vào các nhu cầu được sướng chắc hản mối quan hệ sẽ tốt hơn, gắn kết một cách nhanh chóng hơn... Đây là công thức hiểu người, xây dựng mối quan hệ bền vững có trọng tâm.

Mỗi giai đoạn cuộc đời chúng ta sẽ có 1 ưu tiên riêng về một trong 6 nhóm nhu cầu trên, đó là lý do tại sao chúng ta luôn có mục đích, và ai cũng có lúc buồn và thất vọng. Chỉ cần bạn hiểu và ý thức về những tất yếu khách quan của cuộc sống và định vị nhu cầu của bản thân trong từng giai đoạn, thời điểm, cuộc sống xung quanh sẽ tốt đẹp hơn.

......

Hãy nhớ rằng 6 nhóm nhu cầu của con người là gốc rễ của mọi hành động, cảm xúc, sự tồn tại của con người trong xã hội này. Khi ý thức về điều đó chúng ta sẽ biết cách điều chỉnh mình, công việc, cuộc sống và mối quan hệ với những người xung quanh.

------

Nếu bạn cần cố vấn/chia sẻ/lời khuyên cho những thời điểm trong cuộc sống hãy thông tin về Syhun.com.vn hoặc email infor.syhun@gmail.com. Chúng tôi luôn lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ đồng hành mang tới bạn và cộng đồng những cảm xúc tốt đẹp.

#Syhun #Chông_Chênh #Phát_triển_bản_thân #Mục_đích_sống #Hiểu_mình #Ý_nghĩa_cuộc sống

 

Hình ảnh tác giả
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Thích trang này: Thích Hãy là người đầu tiên thích bài này
    Bài viết liên quan

    Bài viết có liên quan