KINH NGHIỆM ĐI SHINKANSEN - DU LỊCH NHẬT BẢN TỰ TÚC

Tác giảSyhun.com.vn

Du lịch Nhật Bản tự túc và trải nghiệm đi Shinkanshen lần đầu sẽ mang tới cho chúng ta những kỷ niệm đáng nhớ bởi Shinkanshen không chỉ là một phương tiện giao thông mà còn là một biểu tượng của sự hiện đại, văn minh ở Nhật Bản. Để chuyến đi thuận lợi, thú vị bạn không thể bỏ qua những kinh nghiệm này từ Syhun.

Kinh nghiệm đi Shinkansen, ngắm núi Phú sĩ, và đắm mình trong mùa thu Kyoto có lẽ là ba điều tuyệt vời nhất mà ai đi du lịch Nhật Bản lần đầu cũng muốn kể và lữu giữ lại. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch Nhật Bản tự túc, chắc chắn không thể bỏ qua trải nghiệm đi tàu cao tốc Shinkansen - biểu tượng giao thông đầy tự hào của người Nhật.

Điều làm người ta khó quên về Shinkansen là tốc độ ấn tượng, có thể nhanh hơn máy bay nếu tính tổng thời gian, sự đúng giờ tuyệt đối. Đi Shinkansen không chỉ là đi một phương tiện giao thông mà còn là một phần trải nghiệm không thể thiếu trong hành trình khám phá Nhật Bản. Bằng niềm yêu mến Nhật Bản và những trải nghiệm tực tế,  Syhun chia sẻ những kinh nghiệm đi Shinkansen chi tiết để bạn có thể tự tin có một hành trình êm đẹp tại nước Nhật.

Kinh nghiệm cần biết về Shinkansen?

Để dễ hiểu, Shinkansen còn được gọi với cái tên là "tàu viên đạn" (bullet train), là hệ thống tàu cao tốc nổi tiếng của Nhật Bản, với tốc độ tối đa lên đến 320 km/h, Shinkansen kết nối hầu hết các  thành phố lớn của Nhật Bản như Tokyo, Osaka, Kyoto, Hiroshima, và thậm chí cả các vùng xa xôi như Hokkaido hay Kyushu.

Không chỉ nhanh, tàu còn nổi bật với sự êm ái, an toàn và đúng giờ đến từng giây, trở thành sự lựa chọn thậm chí tốt hơn máy bay khi di chuyển nội địa Nhật Bản.

Bản đồ Shinkansen và cách mua vé 

 

Bản đồ Shinkansen Du lịch Nhật Bản tự túc

Shinkansen kết nối hầu hết các điểm đến khi du lịch Nhật Bản, trong đó tuyến phổ biến nhất là Tokaido Shinkansen: Tokyo - Nagoya - Kyoto - Osaka, kết nối hai thành phố lớn nhất của cả nước Nhật. Tuyến kết nối các thành phố phía nam Sanyo Shinkansen: Osaka - Hiroshima - Fukuoka, tuyến kết nối từ Tokyo lên phía Bắc Tohoku Shinkansen: Tokyo - Sendai - Aomori.

Lưu ý về  kinh nghiệm đi Shinkansen với các loại tàu khác nhau, trên cùng 1 tuyến có 3 loại tàu, trong đó tàu tên Nozomi là tàu chạy nhanh nhất vì ít dừng, nhưng không dùng được JR Pass (vé đi không giới hạn), tiếp theo là tàu Hikari, Kodama.. khuyến nghị nên đi Nozomi cho chặng từ Tokyo tới Osaka hoặc Kyoto.

Kinh nghiệm đi Shinkansen thông thái bạn cần biết

Thứ nhất, cần chuẩn bị trước lịch trình du lịch, sau đó áp vào bản đồ, bạn nên đi theo trục Bắc - Nam hoặc Nam - Bắc để không bị đi vòng và chi phí cao.

Thứ hai, giá vé tàu Shinkansen thường giao động từ 1,5 triệu tiền Việt tới 2.5 triệu tuỳ chặng dài hay ngắn, ví dụ Tokyo - Kyoto khoảng 14,000 yên (~2,2 triệu VND) cho ghế thường. Nếu trong lịch trình đi từ 3 chặng trở lên bạn nên cân nhắc mua thẻ có tên JR Pass đi không giới hạn theo số ngày đăng ký (7, 14, hoặc 21 ngày...) và đi tất cả các tuyến của Japan Rail (JR).

JR Pass rất phù hợp cho ngừơi đi du lịch tự túc và có kế hoạch thăm nhiều thành phố trong cùng 1 chuyến đi mà không lo về chi phí.

Thứ ba, tàu Shinkansen có hai loại vé đặt trước - mua và thanh toán online hoặc mua trực tiếp tại Quầy, ga Shin-Osaka hoặc Ga Tokyo nếu xuất phát từ Tokyo. Vé đặt trước chỗ ngồi cố định theo ý muốn trong khi ghế mua tại quầy thuộc một khoang khác. Theo kinh nghiệm của Syhun bạn có thể mua trực tiếp tại ga để được hướng dẫn chi tiết, chọn chuyến gần so với thời gian bạn có mặt ở ga, thông thường không quá 30 phút.

Kinh nghiệm đi Shinkansen ra ga tàu Syhun

Kinh nghiệm đi Shinkansen - cách lên tàu và chỗ ngồi, để hành lý ở Shinkansen

Để đi ra tàu, tại ga, có hai cách tìm khu vực dành riêng cho Shinkansen, chỉ cần để ý biển chỉ dẫn, bên cạnh đó bạn có thể giơ vé đã mua để nhân viên ga tàu chỉ ra đúng hướng tàu.

Vé tàu Shinkansen Du lịch Nhật Bản tự túc Syhun

Qua cổng soát vé: Đưa vé (hoặc JR Pass) vào máy, lấy lại vé sau khi qua cổng, sau khi sử dụng xong ở ga vào và ga ra bạn có thể giữ vé này làm kỷ niệm. Trên vé sẽ ghi số chuyến tàu (ví dụ Nozomi 343), số toa (Car) và số ghế (Seat).

Quan trọng là phải thật đúng giờ: Shinkansen đúng giờ như người Nhật, tàu dừng rất ngắn thường dưới 3 phút, nên hãy chuẩn bị sẵn sàng để lên nhanh, thông thường mua vé trước giờ khởi hành khoảng 30 phút, ngay tại ga là lựa chọn sáng suốt và an toàn.

Về chỗ để hành lý tại tàu Shinkansen: Tàu được thiết kế đi lại liên thành phố, với chỗ ngồi rộng dãi, bạn có thể để vali ngay trước ghế ngồi, hành lang đi lại rất rộng và thoải mái. Đối với các vé đặt trước bạn có thể sử dụng khu vực để hành lý ở đầu mỗi khoang tàu. 

Kinh nghiệm đi Shinkansen Du lịch Nhật Bản tự túc Syhun

Khoảnh khắc không thể bỏ qua khi đi Shinkansen ở Nhật Bản

Khi di chuyển đến và đi Tokyo bạn có cơ hội ngắm núi phú sĩ tuyệt đẹp qua khung cửa sổ, những bức ảnh tàu Shinkansen đi qua núi phú sĩ trở thành biểu tượng của Nhật Bản khi sự văn minh chạm vào cảnh quan thiên nhiên trong một khung hình. Vì vậy, hãy luôn chọn Shinkansen cho chặng Tokyo - Osaka và ngược lại mọi người nhé.

  • Nếu bạn cần Syhun cố vấn lịch trình du lịch hoặc visa Du lịch đọc thêm tại Fanpage 
  • Syhun chia sẻ tất cả kinh nghiệm du lịch Nhật Bản tự túc tại đây
  • Kinh nghiệm xin Visa Nhật Bản 3 năm tại đây
  • Chuyên mục vòng quanh thế giới và những bài học cùng Syhun tại tại đây.
Hình ảnh tác giả

SYHUN là Thạc Sĩ Ngoại giao, Cố vấn cao cấp về truyền thông và quản trị vận hành, Người sáng lập Dự án Syhun, đã đặt chân tới gần 30 nước trên thế giới, có những người bạn khắp năm Châu từ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Úc, tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. SYHUN sở hữu visa dài hạn của nhiều nước và không ngừng chia sẻ những điều tốt đẹp về kiến thức, cuộc sống, con người, những giá trị tích cực và sự tử tế. 

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Đăng ký nhận tin mới nhất về Syhun:
    Bài viết liên quan

    Bài viết có liên quan