logo
CHIẾN LƯỢC NHẬP KHẨU CON NGƯỜI VÀ XUẤT KHẨU CÓ CHỦ ĐÍCH
Tác giảSyhun.com.vn

Bên cạnh bài toán giải quyết trực diện vấn đề giảm sinh già hoá, chiến lược nhập khẩu con người để bù đắp thiếu hụt về lao động, "cơn khát" do già hoá dân số, giảm sinh đang diễn ra trên quy mô toàn cầu như một liều thuốc giảm đau nhanh. Vậy Việt Nam ở đâu trong bối cảnh này? Chúng ta nên làm gì trước chiến lược nhập khẩu con người? Điều gì xảy ra nếu vô số các cháu học sinh tuổi 18 bước vào đời với học lực rất tốt và tiềm năng tốt để cống hiến ở trình độ cao trong tương lai ở các tỉnh nghèo/tỉnh lẻ đều liên tục đổ xô đi ra nước ngoài làm lao động tay nghề thấp hoặc bậc trung? Tương lai của chúng ta là một nước phát triển, tương lai của chúng ta không phải là một nước già hoá hay cơ cấu lao động phần lớn là lực lượng lao động tay nghề, lao động chân tay do quá trình phục vụ chiến lược nhập khẩu con người của nước ngoài mà hình thành.

Tác động kép của bức tranh chung về kinh tế xã hội toàn cầu hậu covid và chiến tranh tại một số điểm nóng trên thế giới đã làm sâu sắc thêm những bất ổn, khó khăn và hệ luỵ kinh tế vốn tự nó đã có trước đây trên phạm vi toàn cầu. Khó khăn này cùng với những bất cập về phân bổ thặng dư xã hội, làm trầm trọng thêm phân hoá giàu nghèo, khiến cuộc sống của con người nói chung không chỉ ở nước đang phát triển hay kể cả phát triển ngày càng chật vật hơn để theo kịp điều kiện sống mà ở đó được xem mức tiêu chuẩn sống trung bình của xã hội đó. Vòng quay này khiến người trẻ của thế kỷ XXI trở nên ngột ngạt, khác với thế hệ millenial khi sức chi phối của các nền tảng phi đời thực gần như không có, tiện nghi sống chưa phát triển ồ ạt, tương tác xã hội cao và sức ép vô hình về vật chất xã hội cũng không quá to lớn như như ngày này. Những thách thức này làm guồng quay cuộc sống hối hả, làn sóng giảm sinh già hoá như một tất yếu, đã và đang bộc phát trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh bài toán giải quyết trực diện vấn đề giảm sinh già hoá, chiến lược nhập khẩu lao động để bù đắp thiếu hụt về con người đang diễn ra trên quy mô toàn cầu như một liều thuốc giảm đau nhanh. Vậy Việt Nam ở đâu trong bối cảnh này? Chúng ta nên làm gì trước chiến lược nhập khẩu con người?

Đi tìm giải pháp xuất khẩu con người có chủ đích

Việt Nam sẽ không phải là một ngoại lệ nếu không có những quyết sách ngay từ những ngày còn "vàng son" dân số và thực hiện chiến lược xuất khẩu con người có chủ đích. Chúng ta luôn cho rằng dòng tiền là mạch máu của một doanh nghiệp, một nền kinh tế thì dân số chính là mạch máu của một quốc gia quyết định sự thịnh suy và tương lai quốc gia đó.  Trong bối cảnh này, nhập khẩu con người đang diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada, âm ỉ tại Châu Âu hay kể cả Mỹ. Trong tổng thể đó, rõ ràng việc người Việt ra nước ngoài, du học trình độ tay nghề hay xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản về bài toán kinh tế, học vấn mà còn nên nhìn nhận dưới góc độ tài nguyên chiến lược quốc gia. Thứ nhất, đây là tài nguyên chiến lược để mặc cả, thương lượng, nâng cao vị thế đất nước. Khi nhắc đến chủ đề này, rõ ràng tuyên ngôn "Chúng tôi có lực lượng lao động hùng mạnh, GIÚP nước bạn giải quyết khó khăn thiếu họt và thúc đẩy sự thịnh vượng phát triênr bền vững" là hoàn toàn thuyết phục và có cơ sở, thay vì "chúng tôi có lao động giá rẻ để làm những việc thấp hèn cho các bạn". Đây là việc nâng tầm về tư duy. Thứ hai, nếu tay nghề hoá xuất khấu con người một cách trào lưu "người người nhà nhà" ở nhiều khu vực, tỉnh thành cả nước kéo nhau đi nước ngoài làm lao động phổ thông ngay khi tốt nghiệp phổ thông, điều này sẽ khiến lợi ích kinh tế trước mắt làm suy thoái, khủng hoảng vận mệnh quốc gia trong tương lại, cụ thể là bình dân hoá con người Việt Nam kéo theo sự suy giảm lực lượng trí thức, lao động chất lượng cao, mà ở đây chính là động lực cho sự phồn vinh của đất nước trong tương lai.

Về chiến lược của nước dân số đang già hoá, rõ ràng song song với khuyến khích sinh đẻ, tỏ ra chưa có hiệu quả, họ thúc đẩy lao động nhập cư để làm những công việc từ đơn giản nhất như tưới cây, nhổ cỏ như một sự chuyên môn hoá người dân bản địa ở tầng cao, người nhập khẩu ở đáy trong chuỗi giá trị lao động xã hội. Việc này không hẳn là tốt hay xấu, song nếu không có sự chuyển dịch về tư duy làn sóng "phổ thông hoá lao động" hứa hẹn với thu nhập cao hơn mức sống tại Việt Nam, vô hình chung thành một làn sóng đẩy lùi tư duy về nhân lực chất lượng cao, khiến lao động nước ta bị kìm chân ở nấc thang cuối cùng trong chuỗi gía trị thẳng dư lao động. Thực tế đã chứng minh rằng thế hệ trẻ ở nhiều điạ phương miền trung đã hình thành lối mòn tư tưởng, cứ tốt nghiệp là đi nước ngoài lao động chân tay bất kể học giỏi hay trung bình vì mức thu nhập hấp dẫn, tư duy này nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến một sự thụt lùi về thiếu hụt tầng lớp trí thức, hàm lượng khoa học cao trong tương lai. Điều này đòi hỏi cần có một chiến lược xuất khẩu con người tổng thể, có chủ đích? Địa bàn nào thì nên xuất khẩu lao động? Đối tượng nào thì nên khuyến khích du học trình độ cao, đối tượng nào thì khuyến khích du học tay nghề? Đầu ra của những lao động này có mang lại trình độ và hứa hẹn về chất lượng nhân lực của địa phương hay không?... Điều gì xảy ra nếu vô số các cháu học sinh tuổi 18 bước vào đời với học lực rất tốt vè tiềm năng tốt ở các tỉnh nghèo đều liên tục đổ xô đi ra nước ngoài làm lao động tay nghề thấp hoặc bậc trung? Thế hệ lao động trí thức tương lai của địa phương đó sẽ ra sao? Nguy cơ bình dân hoá lao động có tiềm năng trở thành lao động chất nước tình độ cao.

Thực tiễn cho thấy, nhiều nước triển khai chiến lược nhập khẩu bằng các chính sách thu hút du học sinh ở các nước phát triển vào các ngành hàm lượng tri thức, khoa học thấp, đầu ra phục vụ nhu cầu giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị lao động, chủ yếu là ngành nghề thâm hụt lao động, lao động chân tay. Bối cảnh trên vô hình chung định tạo một hướng mang tính dài hạn với tương lai của nước "xuất khẩu con người" biến lao động của quốc gia xuất khẩu vào quỹ đạo "tầm thấp" suy giảm nguồn lực tạo bứt phá bước nhảy vọt cho quốc gia trong tương lai do không bật ra khỏi sức hút về lợi ích kinh tế và phúc lợi không thể phủ nhận tại các nước đang phát triển. Lợi ích ở tầm cá nhân, gia đình là thấy nhưng ở tầm quốc gia đó là một hệ luỵ nếu không có sự quản lý thích hợp ngăn chặn sự "vật chất hoá trong tư tưởng", tập trung vào cái lợi trước mắt.

Rõ ràng việc đánh giá toàn diện về lược nhập khẩu con người có chủ đích để xuất khẩu con người có chủ đích phục vụ tầm nhìn về sự phát triển của đất nước theo các phân tích trên là rất quan trọng. Khi các nước bổ sung lực lượng lao động thiếu hụt, chiến lược thu hút và đào tạo lao động tay nghề thấp được các nước phát triển triển khai như một công cụ lâu dài để ổn định cơ cấu dân số và cơ cấu các phân khúc lao động. Điều này để phục vụ lợi ích quốc gia đắc lực cho bù đắp cho tỷ lệ giảm sinh giảm, bù đắp sự thiếu hụt lao động tay nghề giản đơn, nâng cao giá trị của con người quốc gia mình và kìm hãm sự phát triển của lực lượng tri thức tầm cao của các nước đang phát triển trong tương lai. Bài toán đặt ra chúng ta cũng cần có chủ đích xuất khấu con người chứ không xuất khẩu để phục vụ chủ đích của nước nhập khẩu? và nhận lấy nguy cơ về cơ cấu nguồn lực chấy lượng lao động mất cân bằng trong tương lai.

Để giải quyết triệt để những mặt lợi và hại của chiến lược nhập khẩu con người việc chống làn sóng tư tưởng về vật chất hoá lao động ngoài nước là rất quan trọng, chúng ta cần kiểm soát và phân loại được làn sóng đổ xô học nghề và lao động ngành nghề vị thế thấp tại nước ngoài- kéo theo nguy cơ suy giảm giá trị lao động dân tộc trong tương lai. Tương lai của chúng ta là một nước phát triển, tương lai của chúng ta không phải là một nước già hoá hay cơ cấu lao động phần lớn là lực lượng lao động tay nghề, lao động chân tay do quá trình phục vụ chiến lược nhập khẩu con người của nước ngoài mà hình thành. Đổi mới tư duy và vị thế mặc cả về nguồn lực con người, quy hoạch cơ cấu lao động cho tương lai, xuất khẩu có chủ đích, đẩy mạnh xây dựng tư tưởng và tuyên giáo về chuẩn mực về lợi ích kinh tế khi lao động tầm trung tầm thấp khi lao động tại nước ngoài để đẩy lùi làn sóng "ồ ạt"... là những bước đi quan trọng cần thực hiện vì một tương lai phát triển vượt bậc tại Châu Á - Thài Bình Dương.

-----

Contact tới Syhun nếu bạn có các mong muốn làm rõ, hiểu sâu, thảo luận hoặc cố vấn về những nội dung có liên quan tại đây hoặc email infor.syhun@gmail.com

Bài viết là một góc nhìn từ quan điểm của tác giả, phán ánh 1 phần của bức tranh lớn về chủ để có liên quan, và mang tính tham khảo để người đọc nhìn nhận về những câu chuyện cuộc sống cũng như lựa chọn cho mình một góc nhìn, một hướng đi phù hợp nhất với bản thân mình.

#Syhun #Già_hoá #Giảm_sinh #Xuất_khẩu_con _người #Nhập_khẩu_con_người #Kĩ_năng_sống 

Hình ảnh tác giả
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Thích trang này: Thích Hãy là người đầu tiên thích bài này
    Bài viết liên quan

    Bài viết có liên quan

    DÙNG NGƯỜI
    DÙNG NGƯỜI
    Cầu hiền tức là thừa nhận mình dốt, vậy điều trước hết là phải chấp nhận người ta giỏi hơn mình cái đã - Theo Ông Vũ Khoan.
    Xem thêm