(Syhun) Tôi tin rằng bên cạnh câu chuyện vị thế kinh tế, nếu coi việc hội nhập quốc tế không chỉ là việc của chính phủ, của cơ quan đối ngoại các cấp mà xuất phát từ chính mỗi người dân trong xây dựng phẩm giá dân tộc, việc nâng tầm hộ chiếu Việt Nam và vị thế quốc gia sẽ tiếp tục tiến xa và xa hơn nữa trên trường quốc tế. Tản mạn tổng quan về về câu chuyện vĩ mô, để thấy rằng Hội nhập quốc tế và những gì đang diễn ra ở cấp vĩ mô là rất tích cực về vị thế quốc gia của một Việt Nam đang vươn ra toàn cầu. Hội nhập quốc tế với trọng tâm là Hội nhập kinh tế đã mang tới những thành công to lớn cho nước ta sau gần 4 thập kỷ (1986), từ phá thế bao vây cấm vận tới thiết lập quan hệ ở tầm cao nhất, Đối tác Chiến lựợc toàn diện với các cường quốc lớn, quan trọng hàng đầu thế giới (Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn, Ấn Độ), thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/192 quốc gia, ký kết các hiệp định thương mại bao phủ phần lớn GDP toàn cầu (17 FTAs), thành tựu thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, kim ngạch thương mại quốc tế từ hạng bét thế giới tới lần lượt chạm ngưỡng top 20 và top 40 thế giới vào năm 2023, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, là quốc gia điển hình trong xoá đói giảm nghèo của Liên hợp quốc và đạt mức tăng trường thuộc top những nền kinh tế năng động bậc nhất Châu Á - Thái Bình Dương trong hai thập kỷ gần đây. Những thành tựu này là niềm tự hào với người dân và dân tộc đi lên từ chiến tranh và lạc hậu.
Thành tựu, vị thế và vai trò của mỗi cá nhân/người dân
Khi kinh tế đất nước phát triển đồng thời vị thế đất nước cũng được nâng cao và coi trọng hơn, xu thế này sẽ tiếp tục được củng cổ bởi nỗ lực Chính phủ và Cơ quan Ngoại giao, đối ngoại các cấp trong công cuộc hội nhập sâu rộng và hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, kiến tạo môi trường hoà bình hữu nghị, huy động nguồn lực bên ngoài phát triển đất nước. Nhưng không, đây không phải một tựa đề hàn lâm về kinh tế hay hội nhập! Điều mà tôi muốn nói là từ góc độ mỗi chúng ta có thể đóng góp từ đâu và đâu là cơ chế để phát huy nguồn lực hội nhập từ người dân mà ở đây là gói gọn trong việc nâng tầm vị thế người Việt Nam ở nước ngoài. Làm sao để khi ở nước ngoài chúng ta tự hào nói rằng chúng ta là người Việt Nam? Tự hào cầm tấm hộ chiếu Việt Nam trên tay.
Câu chuyện của phân công lao động quốc tế.
Do quá trình hội nhập và chuyên môn hoá, sự phân công lao động quốc tế từ thấp tới cao mà người Việt Nam tham gia vào các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng ở tầng thấp trong chuỗi giá trị như lắp ráp, gia công, các công việc chung về lao động chân tay. Điều đáng nói là việc xuất khẩu lao động ra thị trường nước ngoài mang tới những cơ hội cho lớn cho các đất nước về nguồn thu ngoại hối, người lao động về điều kiện sống và thu nhập, và quốc gia nhận lao động. Tuy nhiên, việc người lao động làm những ngành nghề giản đơn nông nghiệp, phục vụ hay các vấn đề về bất hợp pháp, vi phạm pháp luật bản địa dẫn tới một mindset "tầng thấp" về người Việt Nam ở các quốc gia nhận lao động. Điều này đã vô hình chung tác động vào vị thế của người Việt ở những quốc gia có hợp tác mạnh mẽ về lao động. Bên cạnh đó, là việc một bộ phận người Việt bao gồm cả lao động và khách du lịch có hành vi thiếu đẹp đã làm giảm sút hình ảnh người Việt Nam ở những thị trường quốc tế có số lượng lớn người Việt tới du lịch.
Cũng như con người, có nhiều cách để chúng ta định nghĩa một ai đó dựa vào vật chất, giá trị kinh tế họ sở hữu, chức danh họ nắm giữ, và phẩm giá đạo đức cao đẹp được bộc lộ và cảm nhận. Ở tầm quốc gia, vị thế quốc gia nhìn từ nội lực là vị thế kinh tế, hành vi con người, tác động mãnh mẽ bởi tư duy và sự phân hoá nước giàu - nước nghèo dẫn tới vị thế con người và tấm hộ chiếu quốc gia có sự phân hoá. Bên cạnh đó là cầu tất yếu từ bên ngoài của các nước là việc bảo hộ lao động, việc làm và kiểm soát chọn lọc người nước ngoài, đồng thời là công cụ mặc cả trong đối ngoại của nước phát triển.
Phân công lao động là tất yếu, phân hoá nước giàu cũng là tất yếu, tôi và chúng ta không phải nói về giải pháp đẩy ngược xu thế đó nhưng tôi tin rằng công thức để củng cố vị thế quốc gia và làm lu mờ những mặt trái của hai nhân tố trên sẽ là sự tổng hoà của: PHẨM GIÁ DÂN TỘC và VỊ THẾ KINH TẾ
Để cải thiện được tình hình, bên cạnh nỗ lực của Chỉnh phủ và các cơ quan quản lý vĩ mô trong nâng tầm đối ngoại và phát triển đất nước một việc quan trọng là xây dựng sức mạnh mềm. Sức mạnh đó chính là phát huy, xây dựng văn hoá, phẩm chất của người Việt. Chúng ta đã rất thành công, khi bất cứ một vị khách quốc tế nào khi nghĩ tới Việt Nam đều nghĩ ngay tới một dân tộc "chiến tranh oanh liệt với các cường quốc". Vậy vị thế người Việt Nam ở đâu nếu thành công trong hình thành được mindset người Việt Nam "anh dũng nhưng thật thà, chân thành và kỷ luật".
Thật thà - Chân thành - Kỷ luật sẽ được xây dựng và định hình một cách hiệu quả và thực chất nhất từ góc độ hành vi của mỗi cá nhân cộng hưởng với nỗ lực của cấp vĩ mô. Việc này sẽ được thực hiện hiệu qủa khi có một hành lang cơ chế hợp lý:
(i) Về mặt tư tuy nhận thức: Một chiến dịch phát huy phẩm giá dân tộc, để mỗi người đều có lòng tự tôn khi có mặt ở nước ngoài, luôn ám ảnh "tôi là người Việt Nam" để định hướng hành vi của mình. Nội hàm này bao gồm là chiến dịch truyền thông, đồng thời là một sự triển khai thiết thực trong quá trình giáo dục - đào tạo, hình thành tư duy về phẩm giá dân tộc.
(ii) Về khuôn khổ pháp lý ràng buộc: Hành lang về sự cam kết và nghĩa vụ chịu trách nhiệm thậm chí tới mức hình sự nếu để xảy ra các hành vi cá nhân gây ảnh hưởng tới hình ảnh người Việt và pháp luật quốc gia sở tại. Đây có thể là một khuôn khổ pháp luật, chịu trách nhiệm hành vi và cả những cam kết về hành chính trước khi đi ra nước ngoài.
Chúng ta nên tin tưởng mạnh mẽ rằng, mỗi cá nhân được "ám ảnh" về phẩm giá dân tộc hình thành trong qua trình phơi nhiễm với các hệ thống truyền thông, quá trình giáo dục cùng với những khuôn khổ pháp lý có tính chịu trách nhiệm về hành vi sẽ là bộ công thức hoàn hảo nhất cộng hưởng cùng với quá tình nỗ lực ở cấp vĩ mô của các cơ quan nhà nước. Một tư duy quốc tế về người Việt "thật thà, chân thành và kỷ luật" sẽ là sự khẳng định thiết thực về vị thế quốc gia, hai giá trị phẩm giá dân tộc và vị thế kinh tế sẽ tác động qua lại như quan hệ kinh - tế chính trị, là đòn bẩy mạnh mẽ nâng cao hiệu quả hội nhập, vị thế người Việt Nam trên trường quốc tế một cách mạnh mẽ nhất.
Và khi đó, công cuộc hội nhập đúng nghĩa phát huy tinh thần dân tộc và có sự góp sức từ chính mỗi cá nhân, mỗi công dân hình thành thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế, uy tín - vị thế quốc gia và tấm hộ chiếu mỗi người Việt cầm trên tay sẽ ngày cảng trở lên giá trị hơn./.
*Quan trọng: Nếu bạn là người không thích số đông, đề cao tính bản sắc, cá nhân hoá, kỳ vọng có những trải nghiệm sâu sắc khám phá thế giới, đặc biệt khám phá Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản... có thể contact với Syhun qua Website hoặc Fanpage để được hỗ trợ/Cố vấn Du lịch.
--
Contact tới Syhun nếu bạn có các mong muốn làm rõ, hiểu sâu, thảo luận hoặc cố vấn về những nội dung có liên quan tại đây hoặc email infor.syhun@gmail.com
Bài viết là một góc nhìn từ quan điểm của tác giả, phán ánh 1 phần của bức tranh lớn về chủ để có liên quan, và mang tính tham khảo để người đọc nhìn nhận về những câu chuyện cuộc sống cũng như lựa chọn cho mình một góc nhìn, một hướng đi phù hợp nhất với bản thân mình.
#Syhun #Hộ_chiếu_Việt_Nam #Vị_thế_quốc_gia #Phẩm_giá_dân_tộc #Vị_thế_kinh_tế #Kĩ_năng_sống #Hội_nhập_quốc_tế