logo
KỸ NĂNG BẮT TAY CHUYÊN NGHIỆP TRONG GIAO TIẾP PHẦN 1
Tác giảSyhun.com.vn

Bắt tay từ góc nhìn đơn giản là cầm tay để bắt và nắm, nhưng cùng một cái nắm cái bắt nếu bạn đủ tinh tế và cử chỉ phù hợp thì đó là nghệ thuật giao tiếp thông qua cách bắt tay chuyên nghiệp. Nghệ thuật của cái bắt tay nằm ở chỗ bắt chặt hay lỏng, bắt đầu giơ tay như nào, ưu tiên ai, bắt trong bao lâu, thái độ ra sao? đó là những gì Syhun muốn đề cập tới. Hiểu về nghệ thuật giao tiếp bắt tay chuyên nghiệp cũng sẽ giúp bạn hiểu được một phần tính cách riêng của mỗi người từ đó chủ động trong tình huống giao tiếp và quyết định ấn tượng để lại khác nhau trong duy trì và phát triển mối quan hệ.

Thông thường, cái bắt tay được sử dụng trong các trường hợp: trong lần tiếp xúc đầu tiên, bạn bè lâu ngày gặp mặt, chào tạm biệt hoặc đưa tiễn một người nào đó, mọi người vốn đã quen với việc sử dụng cách bắt tay chuyên nghiệp để thể hiện thiện chí của mình với đối phương. Cái bắt tay chuyên nghiệp cũng là kỹ năng mềm được sử dụng trong nhiều trường hợp đặc biệt như chúc mừng một ai đó, cảm ơn họ hoặc hỏi thăm; trong quá trình trao đổi đàm phán để tìm ra một tiếng nói chung, một biện pháp hợp lý khiến họ đều cảm thấy hài lòng; lại có khi những mâu thuẫn ban đầu bỗng nhiên được giải toả, thậm chí ngay cả khi muốn hoà giải mâu thuẫn một cách triệt để thì theo thói quen người ta cũng coi việc bắt tay như một lễ tiết không thể thiếu. Bắt tay có nguyên tắc chung của sự lịch thiệp và chuyên nghiệp, thu hút được sự thiện chí và tinh thần hợp tác của đối phương:

Thứ nhất, về khoảng cách khi bắt tay: bạn nên đứng cách đối phương khoảng cách khoảng một bước chân, phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay.

Thứ hai, về hướng lòng bàn tay: Nếu khi bắt tay lòng bàn tay hướng xuống phía dưới đè tay đối phương, điều này thể hiện rằng đây là người có xu hướng chi phối người khác rất lớn, bằng hành động bắt tay đó  người bắt muốn nói cho người khác rằng, khi đó vị trí của họ cao hơn hẳn một bậc. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế ít nhất cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này, vì nó sẽ mang lại cảm giác phản cảm cho người đối diện thậm chí làm tổn thương mối quan hệ.

Ở chiều ngược lại, khi bắt tay mà lòng bàn tay hướng vào bên trong bắt tay đối phương lại thể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay. Còn nếu khi bắt tay hai bàn tay bắt vuông góc với nhau lại thể hiện ra người bắt tay theo kiểu này là một người rất tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp. Cách bắt tay vuông góc với tay đối phương cũng là một cách tương đối phổ biến và ổn thoả nhất trong tất cả các kiểu bắt tay kể trên.

Thứ ba, đối với phụ kiện khác như sử dụng đeo găng tay trong khi bắt tay là một hành vi không lịch sự. Nếu là nam trước khi bắt tay bạn nên tháo găng tay ra, hạ mũ xuống. Nếu là nữ thì có thể không cần bỏ găng và mũ. Đương nhiên khi bạn đang đứng ngoài trời mà thời tiết rất lạnh thì cũng không cần thiết phải bỏ găng tay và mũ ra khi bắt tay. Ví dụ hai bên đều đeo găng tay, đội mũ, thì lúc đó bình thường sẽ nói “Xin lỗi!” trước khi bắt tay. Khi bắt tay hai bên đều phải chú tâm đến thao tác, mỉm cười, chào, thăm hỏi đối phương, lúc bắt tay không nên chú ý nhìn chỗ khác hoặc biểu hiện trạng thái hờ hững, đang bận tâm đến một vấn đề nào đó.

Thứ tư, lưu ý về thời gian và độ chặt của cái bắt tay là rất cần thiết, chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Trong trường hợp quan hệ giữa bạn và người bắt tay là quan hệ thân mật và gần gũi thì có thể nắm tay chặt trong thời gian dài, còn theo lệ thường chỉ nên bắt tay một lúc rồi bỏ ra. Không nên bắt quá chặt, nhưng bắt tay hờ hững theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước” cũng là một kiểu bắt tay thiếu lịch sự. Khi bắt tay tốt nhất bạn nên khống chế thời gian bắt tay trong vòng ba đến năm giây là tốt nhất. Nếu bạn muốn thể hiện cho đối tác thấy thành ý và nhiệt tình của mình thì có thể kéo dài thời gian bắt tay ra một chút nhưng khi bắt tay nên lắc tay lên xuống vài lần.

Khi bắt tay hai tay vừa chạm vào đã rời ra, thời gian bắt tay rất ngắn, gần như chỉ lướt qua tay, lại gần như có ý phòng bị đối với đối phương. Ngược lại thời gian bắt tay quá lâu, đặc biệt là kéo hẳn tay của đối phương về phía mình hoặc lần đầu gặp mặt mà đã bắt tay quá lâu không chịu bỏ ra…các kiểu bắt tay đó đều khiến cho người khác nghĩ rằng bạn có vẻ giả tạo, cưỡng ép, thậm chí bị nghi ngờ rằng bạn đang có ý định “muốn chiếm cảm tình” của họ.

Thứ năm, về cử chỉ phù hợp tuổi tác trong cái bắt tay. Giữa người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn thì người có tuổi tác và vị thế cao hơn đưa tay ra bắt trước thì người ít tuổi hơn và địa vị thấp hơn mới có thể đưa tay ra bắt sau. Tương tự, cấp trên và cấp dưới, cấp trên đưa tay ra trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra; giữa nam và nữ thì chỉ khi người nữ giơ tay ra trước thì người nam mới có thể đưa tay ra để bắt tay; nhưng nếu trong trường hợp người nam lại là người lớn tuổi hơn thì trong trường hợp đó đương nhiên sẽ theo quy tắc đã nói ở phía trên. Lưu ý rằng, kinh nghiệm trong trường hợp bắt tay nhiều người, khi bắt tay phải tính đến thứ tự trước sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên, từ thầy giáo đến học sinh, nữ rồi mới đến nam, từ người đã kết hôn rồi mới đến người chưa kết hôn, từ cấp trên đến cấp dưới.

Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay cạnh mình, gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi cúi thấp người đã thể hiện đủ phép lịch sự. Nhằm tránh những trường hợp khó xử xảy ra, trước khi bạn có ý chủ động giơ tay ra bắt tay người khác, bạn phải nghĩ đến việc hành động đó của bạn có được họ chào đón hay không, nếu bạn cảm thấy đối phương không có ý muốn bắt tay với bạn, gật đầu hoặc hơi nghiêng người chào là cách xử sự hợp lý nhất.

Môi trường bắt tay cũng quyết định thứ tự của cái bắt tay: Trong môi trường làm việc, khi bắt tay thì thứ tự bắt tay chủ yếu dựa vào chức vụ, thân phận của đối phương. Còn trong xã hội, khi vui chơi giải trí thì chủ yếu dựa vào tuổi tác, giới tính và việc họ đã hay chưa kết hôn để quyết định. Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách đã đến nơi, nên để chủ nhà chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là thể hiện ý “chào đón”, sau lại thể hiện ý “tạm biệt”. Nếu các thứ tự này bị đảo ngược lại thì rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm.

Syhun lưu ý nguyên tắc linh hoạt lịch thiệp ở đây là, bắt tay trong trường hợp đã được nói đến ở phía trên không cần thiết cứ phải nhất nhất tuân theo. Nếu bạn là người có vị trí tôn nghiêm hoặc là bậc trưởng bối, cấp trên khi nhìn thấy cấp dưới hoặc người vị trí nhỏ hơn, người ít tuổi hơn tranh việc giơ tay ra trước thì cách giải quyết trọn vẹn nhất là ngay lập tức giơ tay ra bắt. Tránh việc giữ thể diện hơn hẳn họ mà không cần quan tâm, khiến cho họ rơi vào trường hợp khó xử.

Cuối cùng, các cử chỉ giao tiếp kết hợp với cái  bắt tay là không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Cụ thể, khi bắt tay bạn nên hỏi thăm một vài câu xã giao cơ bản, có thể nắm chặt tay đối phương, đồng thời đưa ánh mắt nhìn chú ý vào đối phương, vội vàng đi lại bắt tay sẽ giúp cho đối phương có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn.

...

Còn tiếp phần 2...

Hình ảnh tác giả

Syhun đã có 10 năm gắn bó với các hoạt động đối ngoại của các Đại sứ Việt Nam trên khắp thế giới, là người xây dựng cộng đồng cán bộ đối ngoại lớn nhất Việt Nam quy tụ những nhà đối ngoại chuyên nghiệp trong lĩnh vực Công - Tư và lãnh đạo các tổ chức Hiệp hội, Hội đoàn lớn. Syhun dày dặn kinh nghiệp trong làm việc gắn bó với thượng tầng quản trị của các Tập đoàn lớn với vốn kinh nghiệp sâu sắc về cố vấn quy trình vận hành, hiệu suất, tổ chức bộ máy và đàm phán chuyên nghiệp. Syhun tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Kinh tế Quốc tế, tại đơn vị học thuật đầu ngành và duy nhất của Việt Nam về Ngoại giao - Học viện Ngoại giao Việt Nam,  đồng thời đã trải qua các khoá học chuyên sâu, lĩnh hội các kiến thức toàn diện về quản lý, lãnh đạo, đàm phán - đối ngoại tại Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng Cán bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức đầu ngành khác.

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Thích trang này: Thích Hãy là người đầu tiên thích bài này
    Bài viết liên quan

    Bài viết có liên quan