logo
KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI CẤP TRÊN VÀ HIỂU Ý LÃNH ĐẠO
Tác giảSyhun.com.vn

Chất lượng mối quan hệ với sếp, kỹ năng làm việc với lãnh đạo, sẽ đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp, nhưng không ít vấn đề mà chúng ta thường gặp phải: không đúng ý sếp, bất đồng quan điểm, sếp không hài lòng, căng thẳng áp lực trong công việc... Một điều không thể phủ nhận là chất lượng công việc và những mối quan hệ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của chúng ta. Do đó, việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên và nắm được một số kỹ năng làm việc với cấp trên, làm việc hiệu quả là vô cùng thực tiễn, một số bài học được đúc kết sau đây sẽ góp phần cho bạn những góc nhìn, tư duy mới mẻ.

Bài viết này nhằm đưa ra cho bạn những góc nhìn về mối quan hệ với lãnh đạo, kỹ năng làm việc với lãnh đạo và hiểu ý lãnh đạo. Đây là những nhân tố quan trọng quyết định bạn là ai trong tổ chức là ai trong mắt cáp trên và mức độ tín nhiệm tới đâu để trở thành nhân tố quan trọng trong tổ chức

Thứ nhất, kỹ năng làm việc với cấp trên, học cách đặt câu hỏi, dạ vâng hiệu quả

Ai cũng muốn có cấp dưới nghe lời nhưng phải làm được việc và đúng ý. Vì vậy để công việc hiệu quả chúng ta không nên biến mình thành cỗ máy gọi dạ bảo vâng mà hãy học cách đặt câu hỏi nhiều hơn. Khi nhận nhiệm vụ hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn hiểu đúng nhiệm vụ và kỳ vọng về nhiệm vụ đó, có như vậy công việc mới có kết quả tốt. Hãy học cách đặt các câu hỏi với lãnh đạo như "Sếp có kỳ vọng thế nào về vấn đề này? Sếp có điểm gì lưu ý về nội dung sẽ triển khai không? Điểm quan trọng nhất sếp muốn nhấn mạnh là gì? Em hiểu theo cách này... không biết quan điểm của sếp thế nào?..." Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn trở thành một người cẩn trọng, với tinh thần cầu thị cao và gần như được sự tín nhiệm bởi tính chắc chắn, hiệu quả trong công việc và coi trọng lãnh đạo

Một minh chứng sinh động cho nội dung này là bài toán mua bánh, hãy nhớ rằng lãnh đạo giao mua bánh và việc của chúng ta cần nắm rõ sếp muốn bánh sinh nhật hay chiếc bánh mỳ. Cùng là chiếc bánh nhưng nếu thiếu kỹ năng đặt câu hỏi có thể bạn đi mua bánh Mỳ trong khi lãnh đạo cần báo cáo chiếc bánh sinh nhật.

Thứ hai, kỹ năng làm việc với cấp trên, báo cáo và chủ động báo cáo

Chủ động, chúng ta hay nói đến và đề cao tinh thần chủ động động làm việc, song nếu chủ động hì hục vào công việc sẽ rất dễ khiến chúng ta đi sai đường lạc lối và mờ nhạt. Do đó, chủ động làm việc cần đi đôi với chủ động báo cáo. Việc báo cáo thương xuyên với thông tinh rõ ràng mạch lạc "Tiến độ tới ngày.. là..... trong đó thuận lợi là... Một số khó khăn đang gặp phải bao gồm.. phương hương sắp tới.... Vậy sếp nắm tinh thần chỉ đạo thêm một số điểm cần thiết...". Đây là mẫu báo cáo điển hình giúp bạn luôn hiện diện đối với lãnh đạo và lãnh đạo hiện diện yên tâm trong công việc. Việc chủ động báo cáo giúp bạn thể hiện được tinh thần trách nhiệm và từ góc độ lãnh đạo sẽ có cảm giác tín nhiệm, có những chỉ đạo kịp thời, để giúp bản thân bạn và đội nhóm, tổ chức được chấn chỉnh, kịp thời đúng hướng, hiệu quả thay vì cơ chế báo cáo bị động.

Thứ ba, kỹ năng làm việc với cấp trên, nhiều hơn một lựa chọn - nhiều hơn những gì được giao

Khi bạn là người đưa ra giải pháp, báo cáo nhà cung cấp, đánh giá đối tác... hãy đảm bảo chắc chắn rằng đã xem xét tường tận và có nhiều hơn một phương án. Hãy chuẩn bị cho tình huống "nếu phương án này không khả thi thì sao? Có phương án nào thay thế không?". Đây là cách giữ cho lãnh đạo ở thế chủ động và đưa ra chỉ đạo sáng suốt, bởi không ai muốn bị dồn một cách bất đắc dĩ vào con đường duy nhất đúng không? Ở góc độ là cấp dưới, việc đưa ra nhiều hơn một lựa chọn cho thấy bạn là người chu toàn, chuẩn bị kĩ lưỡng và luôn có sense tốt về lường trước sự việc.

Thứ tư, kỹ năng làm việc với cấp trên,  làm tốt từ những việc nhỏ nhất

Cốt lõi đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp và vị trí của bạn trong mắt lãnh đạo là sự tín nhiệm. Và tín nhiệm bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, còn điều gì tuyệt vời hơn khi được giao các việc nhỏ nhưng bạn làm bằng sự tận tâm, cẩn trọng và cố gắng để nó trở lên hoàn hảo nhất. Việc bắt đầu từ những việc nhỏ nhất là cơ hội, nhưng đáng tiếc là nhiều trong số chúng ta lại không nhìn nhận nó dứoi góc đọ coi trọng mà là coi thường việc nhỏ. Điều gì xảy ra nếu ngay từ việc nhỏ đã không ưng ý thì có động cơ nào giúp lãnh đạo tín nhiệm giao việc lớn không? Hay luôn coi mình là người đang đi trên nấc thang sự nghiệp, mỗi nhiệm vụ là một bậc thang thật chắc, thật bền vững nó sẽ tạo vị thế để bạn được leo cao hơn, được sếp tín nhiệm và giao nhiệm vụ ngày một quan trọng hơn. Đây là điều chúng ta phải tinh tế nhận ra chứ không sếp nào nói ra.

Thứ năm, kỹ năng làm việc với cấp trên, luôn đề cao căn cứ.

Hãy bắt đầu trình bày bảo cáo của bạn bằng việc "Xét thấy... thứ nhất là, thứ hai là...; Trên cở sở....; Qua đánh giá tình hình... Cụ thể là... thứ nhất là... thứ hai là.... Qua đó, em/bộ phận cho rằng/có đề xuất/đưa ra phương án như sau". Nghe thì có vẻ đơn gian nhưng nếu chúng ta tường tận, logic qua đó sẽ giúp lãnh đạo có góc nhìn toàn diện, phát hiện lỗ hổng kịp thời hoặc. bổ sung góc nhìn đối với báo cáo của bạn để trở lên hiệu lực hiệu quả trong khi đó việc đề cao căn cứ sẽ giúp khẳng định chúng ta là người làm việc chăc chắn và sâu sắc, từ đó hình thành một mindset yên tâm và tín nhiệm hơn từ góc nhìn lãnh đạo

Cuối cùng, kỹ năng làm việc với cấp trên, quyết định của lãnh đạo là tối cao.

Chúng ta không thể chắc chắn rằng sếp/lãnh đạo luôn đúng, nhưng không một lãnh đạo nào muốn một nhân viên cứng đầu và bóc mẽ sếp. Hãy làm tốt việc của mình, hay chứng tỏ sự tín nhiệm, năng lực thông qau 5 điểm trên, từ đó giúp lãnh đạo có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt nhất ở các mảng chuyên môn. Thực tế chúng ta không thể phủ nhật lãnh đạo có lúc sai nhưng có thể cái sai đó đôi khi do những yếu tố khác mà từ cấp độ thấp hơn chúng ta chưa tường hết được, thay vì hậm hực, bất phục, chúng ta hoàn toàn có thể tôn trọng quyết định của người lái tàu để bộ máy tiến về phía trước, mọi phản biện, chống chế bạn hoàn toàn có thể khéo léo đưa vào 5 kỹ năng đầu tiên trong quá trình làm việc. Vậy còn lý do gì để bất đồng đúng không nào? Câu thần chú mà tôi hay ví von "Việc của chúng ta là bày lên một mâm buffee, đây là cơ sở đưa ra quyết định, và quyết định chỉ đạo việc của lãnh đạo chúng ta cần tuân thủ".

Một nhân viên lắng nghe, tôn trọng sẽ nhận được tín nhiệm cao và mở ra cho bạn nhiều cơ hội trong hành trình sự nghiệp của mình./.

---

Bài viết là một góc nhìn từ quan điểm của tác giả, phán ánh 1 phần của bức tranh lớn về chủ để có liên quan, và mang tính tham khảo để người đọc nhìn nhận về những câu chuyện cuộc sống cũng như lựa chọn cho mình một góc nhìn, một hướng đi phù hợp nhất với bản thân mình,

#Sếp. #Lãnh đạo #Hiểu_ý_lãnh_đạo #Syhun #Thặng_dư_xã_hội #Sức_lao_động #Cuộc_sống #Xã_hội #Kỹ_năng_làm_việc_với_sếp #Làm_việc_hiệu_ quả

 

Hình ảnh tác giả
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Thích trang này: Thích Hãy là người đầu tiên thích bài này
    Bài viết liên quan

    Bài viết có liên quan