Bài học của người sếp đầu tiên sẽ là những bài học mà tôi mang theo trên hành trình của mình, đó là những gì được chắt lọc từ thực tiễn của người sếp cũ, người thực hiện các thương vụ hàng trăm triệu đô la, dám nghĩ dám làm, đi lên từ một nhân viên văn phòng bình thường, để rồi tới bây giờ ông vẫn tự hào kể lại và truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
1. Bài học của sếp không ngại thay đổi để phát triển
Đến tận bây giờ, mỗi lần hội ngộ câu nói quen thuộc tôi nhận được vẫn là "Chú ủng hộ quyết định của cháu..." "Chú tin cháu sẽ...". Khi nói về sự thay đổi ông là người có đức tin, bởi chính ông trưởng thành từ sự thay đổi, trước tuổi 30 ông đã có một công việc tốt cho doanh nghiệp nước ngoài thời kỳ đầu đất nước mở cửa với mức lương hậu hĩnh, nhưng ông vẫn quyết định dừng lại công việc để theo đuổi đam mê. Dù nhiều người bao gồm cả người thân đã ngăn can ông trước sự táo bạo, nhưng cuối cùng ông vẫn quyết và bươn trải trên thương trường và sau đó là với một số quyết định táo bạo về thương vụ M&A, nhìn ra cơ hội từ thách thức khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2007-2009 đã giúp ông thành công và để tiếng vang, sự ngưỡng mộ của thế hệ doanh nhân đời đầu. Ông vẫn thường nói với tôi "Nếu Chú không thay đổi thì Chú đã không phải là Chú của bây giờ".
2. Bài học của sếp Cuộc sống cần có những bước ngoặt
Cuộc sống có lẽ sẽ vẫn vẫn thường thường bậc trung và ông vẫn là nhân viên văn phòng của một tập đoàn nước ngoài nếu ông không chuyển sang bước ngoặt tự thân. Và có lẽ ông sẽ chỉ là một doanh nhân thường thường nếu không trải qua bước ngoặt của giai đoạn khủng hoảng, thực hiện cú nhảy vọi đình đám nhờ mua bán sáp nhập lại toà nhà lớn bậc nhất thủ đô thời điểm đó. Trên một hành trình ổn định, rất cần có nhưng bước ngoặt táo bạo, để thay đổi về "chất". Hầu hết những người thành công trong cuộc sống chúng ta nhìn thấy đều trưởng thành từ một bước ngoặt "một lần dám", "một mối quan hệ bước ngoặt", "một quyết định bước ngoặt", "một thương vụ bước ngoặt", "một sự thay đổi bước ngoặt". Điều chúng ta cần làm là không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, tự tin và bản lĩnh để luôn sẵn sàng trước những quyết định của thời điểm "bước ngoặt đó".
3. Bài học của sếp về Tư duy phản biện, sự khác biệt là sức mạnh vô giá
Khi tôi chập chững bước vào những công việc đầu tiên, ông đã nhắn nhủ tôi rằng "Cháu hãy đón nhận cả những điều ưng ý và cả những bất đồng trong mọi hoàn cảnh". Hành trình của người sếp đầu tiên bắt đầu bằng sự tán dương cổ vũ của những người bạn người thân khi đạt được những thành tựu lớn dần, nhưng ông đón nhận không ít chỉ trích bởi nhiều quyết định có cả "rủi ro" và "không cùng quan điểm" với người thân và cả chiến hữu. Nhưng điều ông đã rất thành công khi nhìn nhận rằng sự cổ vũ đã làm ông không chùn bước để tiến về phái trước, nhưng chính những bất đồng và chỉ trích đã giúp ông thận trọng, đánh giá toàn diện vấn đề đề bước đi vững chắc hơn. Cuộc sống giống như đi trên một sợi dây, rất cần một người kéo đi và một người đẩy lại để chúng ta giữ được trạng thái thăng bằng. Bởi nếu thiếu lực kéo có lẽ chúng ta sẽ mãi dậm chân tại chỗ nhưng thiếu đi lực đẩy lại, có lẽ tại một thời điểm nào đó chúng ta sẽ lao nhưng thiêu thân mà đánh mất mình. Chấp nhận và thoải mái với sự khác biệt.
4. Bài học của sếp về đích đến và chi phí đánh đổi
Mỗi quyết định trong cuộc sống đều dẫn tới một kết quả. Trước khi ra quyết định hay biết rõ mình phải đánh đổi những gì? Nó có xứng đáng trong bối cảnh và nhu cầu hiện tại hay không? Hai năm đi du học bạn sẽ nhận được gì so với việc hai năm trong nước đi làm tích luỹ quan hệ, mạng lưới và kinh nghiệm. Đây là lý do mà mô hình SWOT luôn xuất hiện trong mỗi quyết định quan trọng, tại đó chúng ta sẽ nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội thách thức khi đứng trước quyết định của mình. Mỗi người khác nhau, mỗi bối cảnh khác nhau và mô hình SWOT sẽ chỉ ra khác nhau, do đó đối với quyết định tự chủ công việc có thể đúng với người này nhưng sai với người khác, quyết định đi du học cũng có thể đúng với người này nhưng sai với người khác. Vấn để chỉ ra là luôn ý thức được về quyết định của mình và giữ thế chủ động, chúng ta sẽ nhìn được vấn đề, câu chuyện một cách xuyên suốt và tổng thể thay vì lạc trôi theo quán tính. Đối với sếp tôi khi đứng trước một thương vụ, một bài toán kinh tế ông sẽ luôn tự đặt ra cơ hội lớn nhất nhận được là gì? Rủi ro lớn nhất là gì. Khi một đồng được đưa vào chi phí thì cơ hội tạo ra doanh thu là gì luôn được ông tính toán phản biện kĩ lưỡng để đảm bảo hiệu suất sinh lời.
5. Bài học về gia đình và sức khoẻ là quan trọng nhất.
"Chú nói Hùng nghe, chú vừa đánh cầu lông về.. giờ tinh thần sảng khoái, đầy tâm trạng làm việc"; "Chú đang chạy bộ, tối về chú gọi lại nhé". Sếp tôi hảo sảng như thế, và cho rằng sức khoẻ liên quan trực tiếp tới cảm hứng và các quyết định thông thái của mình. Vậy nên cho dù bận tới mấy ông cũng luôn dành thời gian để chạy bộ, đánh cầu, thậm chí thành lập câu lạc bộ riêng để duy trì ngọn lửa tinh thần. Truyền cảm hứng từ ông khi đi tới đất nước nào du lịch rôi cũng dành 1-2 buổi chạy bộ tại không gian xanh mát nhất của thành phố đó để cảm nhận nhịp sống như một người địa phương và tìm ra nhiều cảm hứng hơn để khám phá văn hoá, cảnh qua nơi đó.
Ông dạy tôi rằng "sự gắn kết và đầu tư cho gia đình là sự đầu tư bền vững" dù là chuyến đi trong nước hay nước ngoài đắt đỏ hay những khoảnh khắc đầm ấm, quây quần và lưu giữ những bức ảnh đáng nhớ, nhưng cũng có khi đơn giản mở một bữa tiệc không vì lý do gì với những người thân thương để sợi dây văn hoá gia đình thêm bền chặt. Quan niệm gia đình là một phần quan trọng của cuộc sống đã giúp ông luôn giữa được nhiệt huyết và truyền cảm hứng tới những người xung quanh, với tôi đó còn là một hình tượng về lối sống. Bài học luôn nhớ "sức khoẻ là điều kiện để đi, gia đình là nơi để về, tất cả đều vô điều kiện chỉ cần chúng ta biết giữ gìn".
#Syhun #Bài_học #Bài_học_của_sếp #Sếp_đầu_tiên #Kinh_nghiệm_sống
.....