Quản trị niềm tin không đơn giản là một sự kỳ vọng với bản thân hay một mối quan hệ tốt đẹp với ai đó mà phía sau niềm tin là một tương lai, một sự nghiệp, một cơ đồ nếu những niềm tin có tính chiến lược - được đặt sai chỗ. Và có những niềm tin biết rằng chưa đúng chỗ nhưng chúng ta không thể bước ra khỏi nó, đó là gì? đó là khi khoảng trống niềm tin xuất hiện.
QUẢN TRỊ NIỀM TIN BẢN THÂN - ĐỂ TỰ TIN VÀ ĐỘT PHÁ
Tin ở bản thân có hai cấp độ, tin và thuyết phục mình tin là bước đi đầu tiên để tự tin trong cuộc sống, tự tin bước ra thế giới và tự tin vì những lý tưởng cao đẹp. Theo cách đó, người ta thường tin bản thân mình dựa trên đánh giá vào dữ liệu quá khứ, và thuyết phục mình tin khi không có dữ liệu quá khứ bằng việc tìm hiểu các thông tin liên quan và so sánh với những người tương tự để rồi "à, họ làm được, tôi cũng vậy".
Niềm tin là cần thiết để chúng ta đạt được các mục tiêu to lớn vượt ra khỏi vùng an toàn để trở thành một phiên bản tốt hơn hay phục vụ một cống hiến to lớn hơn, tuy nhiên một niềm tin thái quá không dựa trên nền tảng quá khứ và kĩ năng/trình độ hiện có, có thể làm tan biến các mục tiêu, quan hệ các nhân và hình ảnh bản thân. Ngược lại, quá quán tính theo quá khứ để định hình hiện tại và tương lai sẽ khiến chúng ta trở thành người bảo thủ không thể "lớn" hơn được nữa vì thân thuộc mãi với con đường mòn an toàn mình vẫn đi.
Khi người ta không có lịch sử đã từng - nhưng người ta có công cụ (kỹ năng, tư duy) ở một dự định mới, thì niềm tin đó vẫn có thể khả thi nhờ tư duy cải tiến. Hơn nữa, có lịch sử "đã từng tốt" nhưng công cụ chưa đủ, thì niềm tin chính là một loại động lực tự tin để mài dũa các công cụ/kĩ năng tốt hơn, trở thành một phiên bản tốt hơn để thực hiện niềm tin đó. Ngược lại, trong tình huống chúng ta vừa không có lịch sử vừa không có kỹ năng thì niềm tin nên điều chính ở một phạm vi hẹp đủ để chấp nhận rủi ro - ta vẫn bước về phía trước nhưng bước trong sự hợp lý khách quan, thay vì đặt mục tiêu chạy bộ ngang với tốc độ mô tô.
Trong công việc thì sao? Chúng ta tin rằng mình có thể ở một vị trí công việc tốt hơn vì thấy tự tin và đủ khả năng, niềm tin khiến chúng ta tìm hiểu về vị trí đó nơi mà mình đang hướng tới, bạn phát hiện thấy cần thêm một chút tin cậy với ngườii xung quanh, cần khả năng ra quyết định mạnh mẽ hơn, bạn bắt đầu tự đặt câu hỏi mình đã đủ tốt chưa? và khi đó bạn đang nâng cấp mình những điểm thừa thiếu để chinh phục mục tiêu, chứng minh chính mình là đúng đắn.
Nhưng niềm tin cá nhân trong 1 số trường hợp thái quá, niềm tin sẽ trở thành mạo hiểm, chúng ta có thể muốn đột phá bằng một lần du lịch tới Nepal và chinh phục định Everest cao hơn 8000 mét, niềm tin này là đúng và đột phá và không phải ai cũng dám nghĩ lớn như vậy, then chốt niềm tin cá nhân ở chỗ "nếu không thì?", chúng ta sẽ phải đánh đổi bằng cả bản thân mình nếu xảy ra sự cố. Trong tình hướng này, chẳng phải điều chỉnh niềm tin bằng một đột phá ở mức vừa phải, một việc chưa bao giờ từng làm, chinh phục Everest Base Camp ở độ cao 5000 m vừa mang tính đột phá mà vừa quản trị được rủi ro, có vẻ đúng đắn hơn? Có những loại rủi ro nếu sảy ra chúng ta sẽ mãi mãi không còn cơ hội "đặt niềm tin nữa"/
"Niềm tin tạo ra đột phá, niềm tin giúp người ta trưởng thành và trở lên tốt đẹp nhưng ranh giới của niềm tin và đặt cược xuất phát từ câu hỏi cái giá lớn nhất phải đánh đổi là gì?"
QUẢN TRỊ NIỀM TIN CỦA MỘT CƠ ĐỒ - SỰ NGHIỆP
"Có những niềm tin biết trăn trở, biết chưa hẳn đúng chỗ nhưng khó thay đổi - niềm tin vào mối quan hệ - niềm tin mang theo một cơ đồ"
Hành trình phát triển của mỗi cá nhân không thể tách rời với những mối quan hệ xung quanh, người thân bạn bè, đồng nghiệp, hay những "người lạ" nhưng chung sở thích - giá trị sống và tôn trọng lẫn nhau. Đây là một loại động lực tốt để mỗi cá nhân và cộng đồng phát triển.
Tuy nhiên trong công việc và sư nghiệp, có những niềm tin cho ai đó, đi cùng ta từ khi lĩnh vực chúng ta định trao niềm tin nó còn chưa hình thành, và khi đó, niềm tin còn mang theo nhân nghĩa - tình người, vượt xa lý trí đơn thuần. Chính vì kiểu niềm tin vượt xa lý trí này đã tạo thành khoảng trống niềm tin mà nếu ai khi gặp phải khó lòng thoát ra. Kiểu niềm tin này điển hình trong xây dựng một tổ chức, khi tổ chức còn nhỏ người ta cần những người thân, người tin cậy "chia ngọt sẻ bùi" nhưng khi tổ chức lớn tới mức vượt xa năng lực, trình độ của người đồng hành, khi đó người ta đối mặt với lựa chọn tiếp tục trao niềm tin hay tin nhau để trao cho một người phù hợp khác vì lợi ích "của chung"?. Trong hầu hết các trường hợp dù nhận ra nếu trao niềm tin bất chấp vượt xa năng lực của người đồng hành sẽ dẫn tới hậu quả vượt xa tầm cá nhân, nhưng vì tình người và nhân nghĩa lớn hơn lý trí, hầu hết chúng ta không thể vượt qua nó - khoảng trống niềm tin. Trống không phải vì không có niềm tin vì bắt buộc phải trao niềm tin thiên về tình cảm hơn lý trí.
Có những cá nhân không thể phát triển, có những tổ chức không thể đột phá vì "khoảng trống niềm tin", nếu là bạn, bạn có đủ mạnh mẽ để nhận ra và vượt qua khoảng trống đó không? - Niềm tin trong các một quan hệ là một cấu phần cuộc sống phức tạp, chỉ khi chúng ta đủ tỉnh thức và lý trí mới đủ sức vượt qua các mặt trái của nó.
Hôm ấy tôi hỏi sếp, "Giám đốc đầu tư nảy sinh nhiều yếu kém trong quản lý nhân sự cấp dưới và quản lý tình hình có vẻ bị động, nắm vai trò trung gian hơn là một lãnh đạo cấp trung làm chủ tình hình..." Sếp chỉ ngậm ngùi "Anh biết, chắc cần thêm thời gian..." - có những niềm tin không thể vượt qua được "khoảng trống niềm tin ", duy trì một chiếc mắt xích hỏng và một cỗ máy chậm lại, thay vì phải thay một mắt xích, mắt xích của nhân nghĩa và tình người, khiến người ta đau đáu, không phải chỉ là lợi ích mà còn là cả sự day dứt.
VƯỢT RA NIỀM TIN CÁ NHÂN VÀ CHUYÊN MÔN LÀ NIỀM TIN THỜI ĐẠI SỐ
Sự phát triển nhanh chóng của số hoá và kết nối nền tảng mảng xã hội, xuất hiện những câu hỏi về niềm tin thông tin, niềm tin kiến thức được lan truyền với tốc độ đôi khi là mất kiểm soát.
Chúng ta không khó để bắt gặp những "chuyên gia" thao thao bất tuyệt về lĩnh vực chuyên môn không phải của mình, và trong mắt nhiều người đôi khi khái niệm chuyên gia bị nhầm lẫn "đã chuyên thì chuyên trong mọi lĩnh vực" - tóm lại có thể là tin được.
Vậy điều gì xảy ra với kiến thức và thông tin khi một "chuyên gia" không quả trị hiệu quả "khoảng trống niềm tin" vô tình lan truyền một kiến thức sai lệch do người thân, người quen, người mình yêu quý lan truyền....?
Hơn lúc nào hết, quản trị niềm tin trong thời đại số xuất phát từ chính trách nhiệm của các "chuyên gia" nên hay không nói về lĩnh vực ngoài chuyên môn và sự tỉnh thức của mỗi người trước một thông tin và kiến thức được tiếp nhận. Thông tin kiến thức đó do ai là tác giả? lĩnh vực chuyên môn của họ là gì? tại sao họ lại truyền tải? người giúp mình tiếp nhận luồng thông tin này có phải là người uy tín hay không? Họ là chủ thể hay là trung gian? Nếu là trung gian thì kiến thức họ đang chia sẻ truyền tải có phản ánh chuyên môn của họ không?
Một tinh thần trách nhiệm với uy tín cá nhân, một tư duy phản biện của cộng đồng theo chiều rộng và sâu, có lẽ rằng mỗi chúng ta đang góp phần vào xây dựng một xã hội niềm tin lành mạnh trong thời đại số.
Bằng việc gửi gắm các chiến lược trong niềm tin cá nhân, niềm tin dây truyền và những ngịch lý của khoảng trống niềm tin, đồng thời là tư duy quản trị niềm tin trong thời đại số. Syhun mong muốn mang tới những góc nhìn mới, để cùng ngẫm, cùng hoàn thiện và cùng trao đi những niềm tin tốt đẹp nhưng đặt đúng chỗ./.
--
- Tất cả bài viết tại Syhun.com.vn thuộc sở hữu và bản quyền của tác giả, cần được trích dẫn có nguồn và đồng ý của tác giả.
- Contact tới Syhun nếu bạn có các mong muốn làm rõ, hiểu sâu, thảo luận hoặc cố vấn về những nội dung có liên quan tại đây hoặc email infor.syhun@gmail.com.
- Các bài viết , chia sẻ là một góc nhìn từ quan điểm, trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế của tác giả, phán ánh một phần của bức tranh lớn về chủ để có liên quan, và mang tính tham khảo để người đọc nhìn nhận về những câu chuyện cuộc sống cũng như lựa chọn cho mình một góc nhìn, một hướng đi phù hợp nhất với bản thân mình.
#Du_lịch_tự_túc #Blog_tri_thức #Blog_du_lịch #Syhun_Blog #Du_lịch_và_tri_thức #Quản_trị_niềm_tin