logo
GỐC RỄ CỦA GIÀU CÓ VÀ THẶNG DƯ XÃ HỘI
Tác giảSyhun.com.vn

Khi xã hội hình thành càng nhiều tiêu chuẩn sống, chúng ta càng cần phải trả giá nhiều cho các loại dịch vụ, tiêu chuẩn sống để đứng ở vị trí “trung bình, cơ bản”… nhưng xã hội lại không có quy định, hình thành khuôn khổ nào về định giá tỷ lệ giá trị sức lao động/thặng dư giá bán hàng hoá, đồng nghĩa với việc áp lực chuyển hoá tiền lương thành thặng dư tài sản người giàu nhiều hơn... Theo cách đó và những định nghĩa về nhà cửa, đất đai chính là gốc rễ của giàu có, thặng dư xã hội, có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống giới trẻ và áp lực giới trẻ ngày nay trên phạm vi không chỉ một quốc gia đơn lẻ.

Gốc rễ của giàu có và thặng dư xã hội đặt ra vấn đề đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao khi xã hội chưa phát triển, ông bà ta có thể nuôi năm bảy thậm chí hơn chục đứa con mà mọi thứ vẫn ổn? Tại sao ngày nay trên khắp thế giới, giới trẻ ngày càng áp lực cuộc sống, áp lực tài chính? Cuộc sống giới trẻ thế đang thế nào, sợ sinh con, sợ lập gia đình và vô tâm hơn…?

GỐC RỄ CỦA GIÀU CÓ VÀ THẶNG DƯ XÃ HỘI: GẮN LIỀN ĐỊNH NGHĨA VỀ NHÀ CỬA ĐẤT ĐAI 

Ngày xưa đất đai sẵn có là một phương tiện sống chứ không được coi là tài sản tích luỹ, nhu cầu sống cũng đơn giản có cơm ăn áo mặc theo đúng nghĩa đen, và cái chữ thì lớn lên dần dần theo sự phát triển của đất nước. Ngày nay người ta ước tính cần đến hàng trăm năm để người trẻ có thể đi làm và mua được một căn nhà và an cư lập nghiệp. Khắp chốn văn phòng người ta đi làm gần như chỉ đủ ăn đủ tiêu, tới tháng mong mỏi chờ lương hoặc may mắn để dành được khoản tiết kiệm nho nhỏ 10 -20 % cho ngày “mưa gió” cho tuổi già.

Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi? Tại sao lại cần tới cả trăm năm mới mua được căn nhà? Vì giá nhà đắt? tại sao giá nhà giá đất lại đắt? Vì dân số đông nhu cầu lớn? Nhưng ngay cả khi dân số đông thì tại sao không phải là làm 5 năm hay 10 năm là mua được nhà? Tại sao giá đất lại cao tương đương tới hàng trăm năm lao động? Vì quy định hay định giá cung cầu thị trường?

Điều gì xảy ra nếu nhà nước quy định mỗi người chỉ sở hữu một căn nhà duy nhất hoặc hai căn nhà (một để ở, một kinh doanh) và khi đó nàh không còn là phương tiện để đầu cơ tích trữ tài sản? Điều gì xảy ra nếu nhà nước quy định mỗi m2 đất không được quá x% mức lương tối thiểu do nhà nước quy định? Và giá đất, giá nhà, tức điều kiện sống cơ bản để đảm bảo an sinh xã hội tỷ lệ thuận với mức lương tối thiểu và sự phát triển của nền kinh tế.

Đến đây chúng ta hiểu rằng chính cách vận hành của xã hội, tạo dư địa để người ta “mặc nhiên” định giá các điều kiện sống cơ bản lên hàng trăm lần sức lao động bình thường và như thế hàng trăm hàng nghìn tháng lao động của một người bình thường để đổi lấy một căn nhà, để đáp ứng điều kiện sống cơ bản trong xã hội ngày nay bản chất là tiền đổ về túi người giàu. Để dễ hình dung, giả sử mỗi tháng bạn làm được trả lương bằng một quả táo và con người bắt buộc cần gạo để sống và ai cũng muốn có gạo. Bạn đi làm mỗi tháng được 1 quả táo và người ta quy định/kiến tạo môi trường thuận lợi để người ta định giá một cân gạo bằng 100 quả táo thì hiển nhiên bạn đi làm 100 tháng mới được 1 cân gạo. Và mặc nhiên công sức lao động của của 100 tháng đó thuộc về tay người bán gạo. Người bán gạo giàu lên nhờ định giá gạo, người bán táo giàu lên nhờ sức lao động và đánh đổi bằng thời gian đời người. Giàu có không tự sinh ra cũng không tự mất đi, sự giàu có của người này chính là lao động của người khác, nhưng nó chuyển hoá, theo những cách khác nhau. Đây cũng là cách người bán gạo trở lên giàu có.

Đất đai, nhà cửa chính là một điển hình của sự vận hành của xã hội về giàu có mà bạn có thể áp dụng trong nhiều góc nhìn cuộc sống. Và đây chính là gốc dễ của sự giàu có, trong cách vận hành đó cách trở lên giàu có là "đóng vai người bán gạo, đồng hành cùng người bán gạo, là người tạo ra gạo…"

GỐC RỄ CỦA GIÀU CÓ VÀ THẶNG DƯ XÃ HỘI: Quy luật cân bằng, bản chất của sự giàu có của người giàu là sự nghèo đi tương đối của người bình thường

Tiếp tục câu chuyện về ông bà ta ngày xưa, khi đó không có quá nhiều dịch vụ ăn chơi giải trí, du lịch, hưởng thụ… chỗ đứng cơ bản trong xã hội và tiêu chuẩn chung của xã hội là đủ ăn đủ mặc. Chính vì thế áp lực xã hội cũng ít hơn. Ngày nay, xã hội có quá nhiều tiêu chuẩn về của cải vật chất (nhà cửa xe cộ), ăn uống mua sắm (hàng hiệu, ẩm thực nước ngoài…), giáo dục (tư thục, quốc tế, chất lượng cao….), tận hưởng (du lịch, giải trí, massage…)…. Để đứng ở vị trí được coi là “trung bình, tạm ổn” trong xã hội người ta phải trả giá cho ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ được coi là những tiêu chuẩn cơ bản. Đồng nghĩa với đó là việc trả tiền để tạo thặng dư cho người giàu ngày càng nhiều bởi xã hội định nghĩa và trả giá cao cho một đôi giày brand, một chiếc vé concert…. Người ta định gía thị trường nó bằng 1 tháng lương, 2 tháng lương của người lao động bình thường, trong khi giá vốn (giá của vật liệu và công sức hình thành sản phẩm đó) chỉ chiếm dưới 10% giá bán. Và thặng dư 90% trong giá bán chính là thặng dư cho người giàu. Bản chất sự giàu có của người giàu là thặng dư và thặng dư đó do người mua trả (tiền từ người mua chuyển sang người bán), và số tiền đó chính là sức lao động của người mua (tiền lương). Nói cách khác người ta lao động để làm giàu cho người giàu, thông qua trung gian là tiền lương và hàng hoá. Thông qua nhiều công đoạn gọi là tiếp thị, thương hiệu…. người ta định giá bán cao nhiều lần so với giá vốn, và theo cách này dòng tiền chạy từ sức lao động sẽ chuyển hoá thành thặng dư tài sản của người giàu.

Khi xã hội hình thành càng nhiều tiêu chuẩn sống, chúng ta càng cần phải trả giá nhiều cho các loại dịch vụ/tiêu chuẩn sống để đứng ở vị trí “trung bình, cơ bản”… nhưng xã hội lại không có quy định, hình thành khôn khổ nào về định giá tỷ lệ giá trị sức lao động/thặng dư giá bán hàng hoá, (ví dụ đôi giày được hình thành với giá 1 đô nhưng người ta không bị giới hạn bởi giá trần, có thể bán với giá 10 đô hay 100 đô và sự thặng dư đó được bù đắp bằng sức lao động của con người – lao động được trả lương để mua hàng hoá) đồng nghĩa với việc áp lực chuyển hoá tiền lương thành thặng dư tài sản người giàu nhiều hơn.

Theo cách đó, cuộc sống giới trẻ càng ngày càng nghèo đi, ngày càng áp lực, ngày càng vô tâm với việc lập gia đình, sinh con, ngày càng áp lực tài chính, tiêu chuẩn sống đi lên nhưng chất lược cuộc sống đi xuống… và theo cách đó, hậu quả được phản ánh ở thực tế  chúng ta thấy chuỗi các thông tin, trực trạng, bản tin truyền hình trên khắp thế giới  về sự già hoá dân số, tỷ lệ sinh giảm, người trẻ không mặn mà lập gia đình và áp lực giới trẻ khắp nơi trên thế giới….

---

  • Bài viết là một góc nhìn từ quan điểm của tác giả, phán ánh 1 phần của bức tranh lớn về chủ để có liên quan, và mang tính tham khảo để người đọc nhìn nhận về những câu chuyện cuộc sống cũng như lựa chọn cho mình một góc nhìn, một hướng đi phù hợp nhất với bản thân mình,
  • #Giàu_có. #Giới_trẻ #Syhun #Thặng_dư_xã_hội #Sức_lao_động #Cuộc_sống #Xã_hội
Hình ảnh tác giả
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Thích trang này: Thích Hãy là người đầu tiên thích bài này
    Bài viết liên quan

    Bài viết có liên quan

    DÙNG NGƯỜI
    DÙNG NGƯỜI
    Cầu hiền tức là thừa nhận mình dốt, vậy điều trước hết là phải chấp nhận người ta giỏi hơn mình cái đã - Theo Ông Vũ Khoan.
    Xem thêm