logo
NHỮNG CHIẾN LƯỢC TƯ DUY - CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tác giảSyhun.com.vn

Lựa chọn cách tư duy đúng đắn, đánh giá vấn đề toàn diện, với những mô hình có tính thực tiễn cao, đúc kết ứng dụng thực tế sống động hơn cả một lý thuyết khô khan sẽ giúp bạn ra quyết định và giải quyết vấn đề hiệu quả. Bạn sẽ hiểu thấu đáo về các chiến lược tư duy thông qua mô hình Sáu Chiếc Mũ Tư Duy, Mô hình SWOT, Ma trận BCG để mọi vấn đề không còn là vấn đề.

Con người thường có xu hướng tự nhiên quán chiếu quá khứ để suy xét hiện tại và giải quyết các vấn đề, một tư duy có thể tận dụng tối ưu các bài học trải nghiệm và kinh nghiệm trong cuộc sống đã qua. Tuy nhiên, với một chiến lược tu duy đúng đắn, một lựa chọn tư duy phù hợp bạn sẽ nâng cấp bản thân thành một phiên bản tốt hơn thế, giải quyết vấn đề và mọi bài toán của cuộc số một cách toàn diện, logic, kết hợp được trải nghiệm nhưng tránh được cảm tính, đầy đủ tính khách quan, sáng tạo và sáng suốt trong mọi quyết định.  Mục đích của bài viết này là thông qua các chiến lược tư duy sát sườn, thực tiễn đúc kết một cách gần gũi dễ hiểu về mô hình BCG, SWOT và 6 chiếc mũ tư duy, đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ rèn luyện được tư duy giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả, có tính ứng dụng cao trong mọi khí cạnh cuộc sống.

Chiến lược tư duy đúng gắn gắn liền với sự phát triển của Kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng thiết yếu hàng ngày, nó bao gồm khả năng xác định vấn đề, phân tích đưa ra giải pháp, lựa chọn và triển khai các giải pháp khả thi nhất và phù hợp nhất để vấn đề được giải quyết hiệu quả. Đó là một chuỗi quá trình đòi hỏi một tư duy nhạy bén, linh hoạt, kết hợp được sức mạnh độc lập cá nhân và trí tuệ tập thể trong xử lý các vấn đề riêng biệt. Thông thường, người giải quyết vấn đề xuất sắc đòi hỏi có sự kết hợp nhuần nhuyễn của các kỹ năng tổng hợp:

  1. Kỹ năng nghiên cứu: cho phép bạn nhìn nhận đánh giá vấn đề thấu đáo, toàn diện dựa trên các cơ sở đáng tin cậy
  2. Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe chủ động: Cho phép bạn tìm được giải pháp tốt và phù hợp nhất kết hợp được sức mạnh tập thể và thế mạnh của mỗi cá nhân.
  3. Kỹ năng phân tích tổng hợp: Đánh giá vấn đề hiệu quả, thực tiễn và toàn diện
  4. Kỹ năng ra quyết định: Lựa chọn được giải pháp phù hợp, tối ưu nhất
  5. Kỹ năng dự báo và quản trị rủi ro: Cho phép bạn làm chủ được các rủi ro có thể xảy ra khi giải quyết vấn đề
  6. Kỹ năng sáng tạo:  Cho phép bạn tìm ra những phương hướng, biện pháp, góc nhìn mở mẻ, đột phá và hiệu quả nhất

Để làm tốt được các điều trên dưới đây là 3 mô hình tư duy nổi tiếng, có tính ứng dụng cao. "Nếu coi giải quyết vấn đề là một con đường, thì các chiến lược tư duy chính là phương tiện để bạn chinh phục đích đến trên con đường đó một cách nhanh chóng, hiệu quả và thấu đáo"

PHƯƠNG PHÁP SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY

“6 chiếc mũ tư duy” là một phương pháp hỗ trợ tư duy được Tiến sỹ Edward de Bono phát triển lần đầu năm 1980 và được giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinkings Hats” xuất bản năm 1985. Công cụ phép phép bạn gì nhận vấn đề từ 6 góc độ khác nhau tương ứng với 6 chiếc mũ, từ đó có một bức tranh đâtf đủ, toàn diện để đưa ra các sáng tạo hoặc các giải pháp có tính thực tiễn sát sườn nhất

CHIẾC MŨ TRẮNG: tượng trưng cho sự thực, liệt kê tất cả các dữ liệu số liệu thực tế khách quan của vấn đề, không phán xét, chỉ có khách quan

CHIÊC MŨ VÀNG: tượng trưng điều tươi sáng và lạc quan. Liệt kê mặt tích cực, điều tích cực tốt đẹp, lợi ích có thể nảy sinh từ vấn đề này

CHIẾC MŨ ĐEN: rủi ro, khó khăn, vấn đề, mọi điều cản trở nhất bạn có thể hình dung rút ra từ vấn đề trên

CHIẾC MŨ XANH: sự sáng tạo, hãy đưa ra những suy nghĩ sáng tạo, bay bổng nhất khi nhận định về vấn đề triển vọng, kết quả hay một góc nhìn

CHIẾC MŨ ĐỎ: thể hiện cảm xúc, hãy đưa ra các nhận định cảm tính, cảm xúc, khi nhìn nhận vấn đề bạn có những cảm xúc yêu thích sợ hãi gì, tại sao...

CHIẾC MŨ XANH DA TRỜI: tổng thể, kiểm soát tiến trình. Hãy bao quát làm chủ vấn đề, nhớ rút ra kết luận? trả lời câu hỏi cho những cái "nhất từ bức tranh trên", cơ hội nào lợi nhất, lợi ích nào lớn nhất, rủi ro nào lớn nhất.... trên cơ sở sâu chuỗi các chiếc mũ

Sáu chiếc mũ tư duy được sử dụng trong các tình huống công việc, kinh doanh, học tập và cuộc sống qua đó có thể rèn luyện được tư duy phản biện, kỹ năng lãnh đạo, đánh giá vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Kỹ năng đòi hỏi bạn rèn luyện và áp dụng đúng kết để tinh chỉnh phù hơp tối ưu với từng hoàn cảnh. Thông qua 6 chiêc mũ tư duy: vấn đề được tiếp cận có tính hệ thống khách quan; sản sinh được sự sáng tạo; tận dụng được tư duy sức mạnh đồng thuận tập thể; 

PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SWOT

SWOT là phương pháp tương đối quen thuộc và phổ thông, tuy nhiên rất hiệu quả khi được ứng dụng, sử dụng đúng đắn. Phương pháp tư duy này tập trung vào yếu tố trong - ngoài; mạnh - yếu để đảm bảo tính khách quan tương thích và phù hợp của các giải pháp đưa ra. SWOT là viết tắt của 4 thành tố bao gồm:  Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Trong đó mạnh và yếu là các yếu tố bên trong của cá nhân, tổ chức hoặc bộc phát từ chính vấn đề đó trong khi thách thức và cơ hội là các yếu tố của môi trường bên ngoài có thể tác động vào cá nhân, tổ chức hoặc vấn đề đó.

Điểm mạnh: thương hiệu, kỹ năng, quan hệ, kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ, tài nguyên, lợi thế độc quyền...

Điểm yếu: những mặt chưa tốt của điểm mạnh..

Cơ hội: ngành, chích sách, quy mô thị trường, thói quen khác hàng, thời thế, tình hình kinh tế xã họi...

Thách thức: mặt tiêu cực hạn chế của các yếu tố cơ hội...

"Xây dựng mối quan hệ tương quan giữa điểm mạnh và thách thức, giữa điểm yếu và cơ hội, đồng thời tìm kiếm các biện pháp hạn chế tối đa thách thức, khắc phục đểm yếu và năng cao hiệu quả khai thác điểm mạnh và cơ hội" chính là công thức thành công của SWOT, sẽ giúp bạn hình thành các ý tưởng sáng tạo, giải pháp, tư duy giải quyết vấn đề có tính hệ thống, thấu đáo và toàn diện. Mô hình SWOT được ứng dụng hiệu quả khi bạn cần đưa ra các quyết định cá nhân, các tình huống khách hàng, bài toán kinh doanh hay lựa chọn một phương án tối ưu, ppù hợp nhất trong các phương án đã đưa ra.

 

PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY THEO MA TRẬN BCG: TÔI MUỐN ĐỀ CẬP XA HƠN MỘT BCG TRUYỀN THỐNG

Ma trận BCG truyền thống ứg dụng trong lĩnh vực kinh tế nhấn mạnh vào hai yếu tố thị phần và tiềm năng tăng trưởng để quyết định chiến lược phát triển một sản phẩm. Theo đó sản phẩm sẽ ở trong 4 nhóm phân cực: con chó, dấu hỏi, ngôi sao hoặc bò sữa, với hàm ý cụ thể

  1. Con chó: Các sản phẩm/dịch vụ có thị phần tương đối thấp và tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp. Đây là những sản phẩm/dịch vụ không có tiềm năng phát triển và mang lại lợi nhuận thấp cho doanh nghiệp. Hàm ý chính sách nên tập trung nguồn lực cho sản phẩm/dịch vụ có tiềm năng tăng trưởng, phát triển cao hơn.
  2. Dấu hỏi: Các sản phẩm/dịch vụ có thị phần tương đối thấp nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường cao. Đây là những sản phẩm/dịch vụ có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng cần đầu tư nhiều để có thể cạnh tranh hiệu quả. Hàm ý chính sách nên tập trung nguồn lực để có thể khai thác thị trường tốt hơn lợi nhuận cao hơn
  3. Ngôi sao: Các sản phẩm/dịch vụ có thị phần tương đối cao và tốc độ tăng trưởng của thị trường cao. Đây là những sản phẩm/dịch vụ có tiềm năng tăng trưởng cao và mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.Hàm ý chính sách nên tập trung nguồn lực, cân nhắc mở rộng quy mô, tối ưu hoá để có thể khai thác thị trường tốt hơn lợi nhuận cao hơn
  4. Bò sữa: Các sản phẩm/dịch vụ có thị phần tương đối cao nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp. Đây là những sản phẩm/dịch vụ mang lại lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp nhưng cần ít đầu tư. Hàm ý chính sách cần duy trì và tối ưu để mang lại lợi nhuận doanh thu ổn định như một trụ cột sương sống đảm bảo sự ổn định cho các mảng/ngành rủi ro khác.

Tuy nhiên BCG có thể ứng ứng cao hơn trong cuộc sống, công việc như một phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề và ra quyết định khi thay đổi hai biến số thị phần và tốc độ tăng trưởng thị trường. Cụ thể, đối với một lựa chọn nghề nghiệp bạn có thể sử dụng hai biến số: Lợi ích kinh tếTriển vọng sự nghiệp; Lợi ích Mức độ đánh đổi thời gian/tiền bạc/uy tín; Lợi ích cá nhân lợi ích xã hội. Theo cách đó, bạn có thể sáng tạo, linh hoạt mô hình tư duy BCG trở lên đa nhiệm, một công cụ mạnh mẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong quốc sống.

Mỗi mô hình tư duy thường có điểm mạnh, điểm yếu riêng, tuy nhiên việc nắm chắc trong tay ba mô hình BCG, SWOT và 6 CHIÊC MŨ TƯ DUY, sử dụng kết hợp, với một tư duylinh hoạt, sáng tạo, sử dụng phù hợp, tôi tin rằng bạn sẽ có một mô hình tư duy của riêng mình, có sự kết hợp cho từng vấn đề riêng biệt, có một câu trả lời tốt nhất và toàn diện nhất trong mọi vấn đề cuộc sống mà khó có mô hình nào có thể ưu việt hơn./.

---

Sáu chiếc mũ tư duy; BCG; SWOT; Mô hình BCG; Mô hình SWOT

Hình ảnh tác giả
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Thích trang này: Thích Hãy là người đầu tiên thích bài này
    Bài viết liên quan

    Bài viết có liên quan

    CHIẾN LƯỢC CON ONG CHÚA
    CHIẾN LƯỢC CON ONG CHÚA
    Chiến lược con ong chúa nhấn mạnh vào mặt trọng tâm, trọng điểm, trọng yếu trong mọi vấn đề, xác định phương pháp và hướng đi ...
    Xem thêm
    DÙNG NGƯỜI
    DÙNG NGƯỜI
    Cầu hiền tức là thừa nhận mình dốt, vậy điều trước hết là phải chấp nhận người ta giỏi hơn mình cái đã - Theo Ông Vũ Khoan.
    Xem thêm