logo
THẤT BẠI ĐỂ THÀNH CÔNG: ĐỐI MẶT THẤT BẠI LÀ HÀNH TRÌNH CỦA THÀNH CÔNG
Tác giảSyhun.com.vn

Thất bại là điều không tránh khỏi, nhưng không có hoặc rất hiếm hoi có ai nói với chúng ta "tôi đánh giá cao sự thất bại của bạn, vì đây là một trải nghiệm tuyệt vời và đắt giá!". Thất bại là hành trình đi tới thành công, nhưng không phải tất cả chúng ta nhận thức một cách chủ động, thừa nhận tính tất yếu và dám đối mặt thất bại, học từ thất bại để tiến bộ, hành động và bước về phía trước. Bản năng của con người là ăn mừng chiến thắng, thiếu tán dương hành trình, sợ rủi ro và khó khăn trong bước ra khỏi vùng an toàn, chính vì thế không thể tránh khỏi cảm giác bế tắc khi thất bại ập tới. Chỉ khi bạn thừa nhận và ý thức về những thứ thuộc bản năng của con người, coi thất bại là hành trình, trân trọng hành trình của mình hiểu rằng cảm xúc và hành động thường không phải do trực tiếp nghịch cảnh tạo ra mà là niềm tin của chúng ta về nghịch cảnh đó, bạn sẽ lạc quan hơn, thông thái hơn và thành công hơn trong hành trình thành công và chinh phục mục tiêu.

 

Thành công hay thất bại? ngày nay vô số sách, báo, podcast và chương trình youtube truyền tải tầm quan trọng của thất bại trong việc định hình thành công, tương lai của chúng ta. Không thể không công nhận rằng thành công và chinh phục mục tiêu là điều không dễ dàng, giống như việc leo núi, chúng ta sẽ đối mặt  nhiều bất ngờ khó ập tời bao gồm cả khó khăn và thuận lợi nhưng hầu hết là các khó khăn trong hành trình để chinh phục tới đỉnh cao.Trong hành trình đó, khó khăn trở ngại là hành trình tất yếu, nhưng không quan trọng là ít hay nhiều mà quan trọng là sức kiên trì và tinh thần kiên cường của người chinh phục, nếu bỏ cuộc, tất cả hành trình cũng kết thúc. Ở đây không phải khó khăn hay thất bại mà cách chúng ta phản ứng trước khó khăn thất bại sẽ dẫn chúng ta đi tiếp tới đâu. Đối mặt thất bại, thừa nhận thất bại để thành công trong hành trình trinh phục mục tiêu sẽ là cách chúng ta phát triển.

Nỗi sợ thất bại có thể giới hạn chúng ta trong những phạm vi tầm nhìn nhỏ hẹp. Học cách đối mặt và xử lý nó mang tới sự rộng mở cho tương lai và khả năng thành công đi tới đích trong mọi mục tiêu cao hơn. Do đó, khả năng đối mặt với thất bại và khó khăn là một  kỹ năng quan trọng của cuộc sống nhưng chúng ta hầu hết không nhìn nhận về nó.

Khi đi học, điểm F là một nỗi đáng sợ, hiện thân của "thất bại" và nhiều cảm xúc tiêu cực khác. Hành vi xã hội và bản năng con người dạy chúng ta ăn mừng trước những thành công nhưng coi thường các thất bại vì đáng tiếc là không hoặc vô cùng hiếm có ai nói "tôi đánh giá cao sự thất bại của bạn, vì đây là một trải nghiệm tuyệt vời và đắt giá". Trong suốt những ngày là học sinh sinh viên tới đi làm chúng ta được kỳ vọng làm tốt học tốt, và hệ thống thành tích khen thưởng xoay quanh những trụ cột này. Tức tất cả chỉ hướng tới thành tích nhưng không có một hệt thống nào biểu dương cho hành trình trinh phục và những gì chúng ta phải trải qua.

Không thể thành công nếu không thất bại trước, thất bại chính là một sự chuẩn bị, chuẩn bị cách để chúng ta xử lý thất bại tốt hơn và đó là hành trình đi tới thành công, mục tiêu. Tôi tâm đắc với câu nói  “Học cách thất bại tốt có nghĩa là học cách hiểu những sai lầm của mình" bởi vì trừ khi bạn biết điều gì đã sai nếu không bạn sẽ lại tiếp tục làm những điều sai lần để sửa chữa thất bại, bạn có thể làm việc chăm chỉ mà không tiến bộ.

Trải nghiệm thất bại dù đã làm việc chăm chỉ có thể mang tới hậu quả tiêu cực cho tương lai, khi được tiềm thức chúng ta sử dụng như dữ liệu quán chiều từ quá khứ làm chúng ta không muốn hành động khi gặp một tình huống khó khăn khác, khiến chúng ta không có đủ kinh nghiệm, năng lực và kỹ năng cần thiết để hành động, điều này càng làm tăng thêm nỗi sợ thất bại, dẫn đến một vòng luẩn quẩn sợ hãi và thất bại khó khăn để phá vỡ.

Sự khác biệt duy nhất có thể khiến chúng ta khác biệt với nhiều người khác là nhận thức và chủ động lựa chọn phản ứng trước thất bại. Đó không phải là để thất bại mà là chuyển hoá thất bại thành bài học để thành công. Đó không phải coi thất bại là một trở ngại mà là một cơ hội để tiếp tục với sự đúng đắng và chính xác hơn. Biến chúng ta trở thành kiểu người sợ bỏ lỡ cơ hội hơn là không hành động, hay sợ rủi ro.

Bạn đang thất bại để thành công?
Bây giờ bạn đã biết học cách xử lý thất bại là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và không ai dạy bạn cách làm tốt điều đó, bạn nên tự học nó và bắt đầu bằng việc đặt những câu hỏi đúng:

  1. Điều gì đáng giá hơn – trốn tránh thất bại hay học cách đối mặt thất bại?

Khi được hỏi, hầu hết mọi người sẽ ưu tiên học cách đối mặt với thất bại hơn là trốn tránh, nhưng thực tế là có một khoảng cách rất lớn giữa những gì chúng ta mong muốn và cách chúng ta hành động. Vì bản năng vốn có của con người là không thích rủi ro, hầu hết chúng ta dành thời gian và sức lực để cố gắng ngăn chặn nguy cơ thất bại hơn là lập kế hoạch hành động để đối phó, làm chủ tính hình khi nó xuất hiện. Hãy kiểm chứng bằng thực tế công việc và nhiệm vụ chúng ta đã và đang làm với những câu hỏi dưới đây:

  • Bạn đã thất bại bao nhiêu lần và thực sự nghĩ mình đã đủ cố gắng hết sức chưa?
  • Bạn có thích an toàn, không muốn mạo hiểm hoặc khám phá những cơ hội mới mà bạn phải bước ra ngoài vùng an toàn của mình không?
  • Bạn sợ điều gì hơn - thất bại hay chấp nhận rủi ro?

Để thành công đi tới đích và mục tiêu chúng ta cần học cách  thoải mái khi không thoải mái, tôi đã sử dụng nó dẫn hiệu quả kho mỗi lần cảm xúc tiêu cực nảy sinh lại tự dặn bản thân thần chú "yêu những điều không hoàn hảo". Theo cách đó, chúng ta không thể ngồi trong vùng an toàn của mình và mong đợi những điều tuyệt vời sẽ xảy ra. Để đạt được những điều quan trọng, mỗi chúng ta cần cần đặt một chân ra ngoài ranh giới thoải mái của mình. Và thời điểm bạn làm điều đó, hãy sẵn sàng chấp nhận rằng bạn sẽ có nguy cơ thất bại, thất bại là hành trình. Câu hỏi không còn là bạn có thất bại hay không mà câu hỏi là bạn sẽ làm gì khi thất bại. Bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào khi chúng xuất hiện?

2. Bạn đang tiến bộ, dậm chân tại chỗ hay trở nên tồi tệ hơn?

Công thức của sự tiến bộ và tốt hơn mỗi ngày: Làm bất cứ điều gì có giá trị → Đón nhận Thất bại → Đúc kết Bài học → Học tập → Cải thiện và Phát triển

Khi bạn thất bại ở mục tiêu nào đó, bây chúng ta biết chắc chắn điều gì không hiệu quả, có thể là từ năng lực bản thân chúng ta hoặc từ yếu tố bên ngoài "thiên thời địa lợi nhân hoà" nhưng điểm chung là đều xuất phát từ quyết định của chúng ta. Bạn có thể chưa đạt được thành công, nhưng nếu bạn tiếp tục nỗ lực và học từ những thất bại của mình, bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều trong những tháng và năm tới. Như John Maxwell đã viết trong cuốn Failing Forward “Bạn càng làm nhiều thì bạn càng thất bại nhiều hơn. Bạn càng thất bại, bạn càng học được nhiều. Càng học nhiều, bạn càng tiến bộ hơn.” Nói cách khác, nếu bạn không tiến bộ, bạn sẽ không thực sự thất bại và đang học hỏi. Những câu hỏi dưới đây là một cách hiểu quả để đo lường xem bạn có đang học hỏi từ những thất bại của mình hay không là xác định những gì đã được cải thiện trong khoảng thời gian 1 tháng, 6 tháng và 1 năm qua:

  • Chúng ta đã xây dựng được những kỹ năng mới nào?
  • Khía cảnh cụ thể nào trong công việc và cuộc sống của chúng ta bây giờ đã tốt hơn?
  • Chúng ta có đúc kết được điều gì không hiệu quả cho thời gian vừa qua không và tại sao?
  • Những lĩnh vực cụ thể nào cần nhiều thời gian và sự tập trung cải tiến của chúng ta?

3. Chúng ta đã ngừng cố gắng khi thất bại hay bạn thất bại vì ngừng cố gắng?

Khi đối mặt với nghịch cảnh, hầu hết mọi người đều cảm thấy thiếu quyết đoán, bồn chồn hiện tại và lo lắng về tương lai. Tuy nhiên những gì xảy ra sau đó mới có tính quyết định - một người lạc quan bị bối rối trong thời gian ngắn bởi những cảm xúc này, nhưng nhanh chóng phục hồi trong khi một người bi quan tiếp tục bị tê liệt cảm xúc vì sợ thất bại. Một người lạc quan bước ra khỏi giai đoạn này với niềm tin rằng đó chỉ là một giai đoạn khó khăn có tính thời điểm trong khi người bi quan rơi vào tình trạng vô vọng với niềm tin về sự thất bại lâu dài. Cảm xúc và hành động thường không phải do trực tiếp nghịch cảnh tạo ra mà là niềm tin của chúng ta về nghịch cảnh đó. Điều này có nghĩa là chỉ cần chúng ta thay đổi phản ứng, thay đổi góc nhìn thì mọi viẹc có thể tốt đẹp hơn, phản ứng tinh thần với nghịch cảnh và sức đương đầu với thất bại cũng vì thế là trở lên đột phá.

Khi thất bại, chúng ta chấp nhận thực tế là có thể cảm thấy thất vọng nhưng không để cảm xúc này ngăn cản hành động. Bằng cách coi thất bại là thất bại tạm thời, bạn có thể ngừng coi chúng là lý do vĩnh viễn để chúng ta từ bỏ và tiếp tục thất bại.

4. Bạn đang tiếp thu kiến thức hay đang học để hành động và tiến bộ vươn lên?
Khi thất bại ở điều gì đó, chúng ta rất dễ tự đánh lừa mình rằng chúng ta sẽ giải quyết vấn đề bằng cách thu thập tất cả dữ liệu liên quan tới thất bại của mình. Thừa nhận, đó là bước đầu tiên quan trọng, nhưng đừng dừng lại ở đó. Bài toàn hiểu được điều gì đã xảy ra là điều quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là sử dụng kiến thức thu được để hành động. Hầu hết mọi người sẽ dành nhiều thời gian phân tích nguyên nhân gốc rễ của sự thất bại nhưng lại không thể đưa ra bất kỳ giải pháp để hành động.
Chiến lược lớn cần có chiến thuật nhỏ để thực thi, mọi phân tích thất bại đều cần có sự triển khai để tạo ra giá trị và tiến bộ. Sử dụng kiến thức từ những thất bại thành lợi thế của bạn để thực hiện một chiến lược mới, bước đi mới, cách làm mới. Đừng để việc học của bạn dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức, hãy sử dụng kiến thức đó để biến mong muốn của chúng ta thành hiện thực.

5. Chúng ta có đang chịu trách nhiệm mà không đổ lỗi?

Khi mắc sai lầm và những sai lầm đó dẫn đến thất bại, bạn rất dễ tìm kiếm cách đổ lỗi hoặc có thái độ che đậy sự việc. Việc trốn tránh trách nhiệm về thất bại của mình bằng cách đổ lỗi cho người khác hoặc một sự kiện bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn có thể giúp bạn tạm thời cảm thấy nhẹ nhõm, nhưng điều đó không giúp bạn tiến tới mục tiêu của mình, theo cách đó bạn sẽ tiếp tục như vậy và "dậm chân tại chỗ". 

Cách duy nhất để học hỏi từ thất bại là chấp nhận phần của mình trong đó trước tiên. Đồng thời, đừng để những thất bại định nghĩa con người bạn. Ngắt kết nối thất bại khỏi danh tính của bạn. Bạn đã thất bại, điều đó không có nghĩa là bạn thất bại. Chịu trách nhiệm về những thất bại của mình với mong muốn tiến bộ đòi hỏi chúng ta cần có thái độ thừa nhận lỗi lầm, hiểu sai lầm và xác định những khuyết điểm của mình mà không để chúng định nghĩa con người hay giới hạn khả năng của chúng ta.

6. Chúng ta có đang qau lo lắng về những điều không thể kiểm soát hơn là những điều có thể kiểm soát?

Bản năng của con người có xu hướng cảm thấy hạnh phúc và hài lòng khi cảm thấy kiểm soát được cuộc sống và những điều diễn ra xung quanh của mình. Xu hướng kiểm soát này rất hữu ích khi được sử dụng một cách tích cực để định hình môi trường của chúng ta như ăn món ngon, chọn bạn tốt. Tuy nhiên, mong muốn kiểm soát mọi thứ có thể gây tổn hại và tổn thương sâu sắc khi chúng ta không thừa nhận rằng một số trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta như những việc nằm ngoài dự định, đi chệnh hướng đã vạch ra.. mà mất khả năng kiểm soát.

Dành thời gian và sức lực để lo lắng về những điều chúng ta không thể kiểm soát có thể làm giảm khả năng nhìn nhận, rơi vào bế tắc hay mất năng lượng để khắc phục tình huống. Chúng ta có thể không nhận ra rằng mặc dù chúng ta không thể kiểm soát một số thứ nhưng chúng ta vẫn có khả năng kiểm soát tuyệt đối với lựa chọn và quyết định của mình liên quan đến những thứ đó. Thất bại để thành công đòi hỏi phải đầu tư vào những quyết định đó thay vì dằn vặt bản thân về những quyết định mà chúng ta không thể kiểm soát, thừa nhận nó như một thực tế khách quan đương nhiên và lựa chọn thái độ một cách thông thái./.

Hình ảnh tác giả
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Thích trang này: Thích Hãy là người đầu tiên thích bài này
    Bài viết liên quan

    Bài viết có liên quan