Vấn đề quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả cần được nhìn nhận rõ ràng trong đặc điểm của nền Kinh tế Việt Nam có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chủ đạo chiếm từ 96-98% số doanh nghiệp trong nền kinh tế, và do đó vấn đề quản trị doanh nghiệp SMEs hiệu quả không chỉ là câu chuyện nan giải với một vài doanh nghiệp đơn lẻ mà là một bài toán chung. Việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả là sự kết hợp hài hoà của các yếu tố hoạch định, điều hành, quản lý và giám sát thực thi trong khuổn khổ của một tầm nhìn, mục tiêu dài hạn đã đặt ra. Với kinh nghiệm về quản lý vận hành và góc nhìn phong phú từ nhiều tổ chức lớn, Syhun tin rằng các nhà quản trị và kể cả các nhân viên thực thi sẽ có những sáng kiến mới mẻ thúc đẩy sự phát triển của tổ chức trong bài viết này (Syhun).
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ HIỆU QUẢ
Các câu chuyện vấn đề quản trị SMEs đang gặp phải về quản trị doanh nghiệp hiệu quả gói gọn trong các yếu tố hoạch định, điều hành, quản lý, giám sát thực thi được biểu hiện ra bên ngoài bằng các vấn đề nổi cộm và "nan giải" cụ thể":
- Thiếu ổn định: Chiến lược, kế hoạch kinh doanh phát triển phải thay đổi liên tục do các yếu tốt khách quan từ bên ngoài và cả chủ quan khi chưa nhận định kỹ các các yếu tố lợi thế cạnh tranh, triển vọng, thách thức, nhân tố tác động ngành và cả tình hình kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn, một số yếu tố có vẻ như "rất lý thuyết"... nhưng tác tác động trực tiếp vào sự ổn định của tổ chức, bộ máy nhân sự, kế hoạch tài chính - dòng tiền...
- Chồng chéo, rời rạc: Dù bạn là nhà quản trị hay nhân viên, tôi sẽ gửi sự chia sẻ và đồng điệu về vấn đề có tính phổ quát này. Chồng chéo có thể thấy ở một số tổ chức nguyên nhân do cơ chế phân quyền, phân công chưa hiệu quả nhưng rời rạc lại là yếu tố vô cùng phổ biến, làm chậm mục tiêu phát triển và thực hiện các kế hoạch, giảm hiệu suất của cá nhân và tổ chức. Câu hỏi đặt ra đã có cơ chế phối hợp giữa các các nhân bộ phận? Tất cả có cùng hành động trong một tổng thể chung?
- Chậm tiến độ: Chậm tiến độ là vấn đề phổ biến và nhiều trường hợp không thể khắc phục vì nhưng lý do khách quan nhưng đối với một cơ chế vận hành quản trị hiệu quả thì quản lý tiến độ sẽ được hạn chế tối đa các rủi ro. Tiến độ hay kết quả công việc là tổng hoà của các yếu tố điều hành (chồng chéo, rời rạc) và tính hiệu quả cơ chế giám sát thực thi.
- Thiếu cơ chế kiểm soát - thực thi: Có thể nói rằng các vấn đề trong quản trị SMEs có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau, mà hầu hết hiện diện ở quan hệ nguyên nhân và hệ quả. Cơ chế giám sát thực thi hiệu quả là kết quả tổng hợp của năng lực nhân sự và cơ chế mềm (quy trình - phối hợp). Cơ chế kiểm soát thực thi ảnh hưởng trực tiếp tới loạt kết quả về hiệu suất nhân sự, cơ chế kiểm soát thực thi đã tạo điều kiện để triển khai kế hoạch hiệu quả và khai thác tối đa tiềm năng của nhân sự hay chưa? sự đoàn kết/mâu thuẫn nội bộ, do đó khi nhìn nhận về quản trị vận hành cần nhìn nhận, đánh giá tổng hoà các yếu tố tác động hơn là riêng lẻ.
- Bộ máy phân quyền hạn chế: Một điều đáng tiếc có thể nhìn thất ở rất nhiều tổ chức là cơ chế quản trị gần như tập quyền, lãnh đạo quyết định mọi việc thậm chí sâu tới chi tiết việc của nhân viên cấp phòng, điều này không chỉ thấy ở nhiều Công ty gia đình thậm chí ở tổ chức có quy mô hàng trăm nhân sự. Điều này đã vô hình gây áp lực quản trị đối với nhà quản lý khi bộ máy phát triển không thể bao quát được hết mọi công việc của tổ chức theo lối mòn đã định, ở chiều ngược lại từ góc độ nhân viên thực thi cơ chế tập quyền đã vô tình kìm hãm mọi sự sáng tạo, và phát huy tiềm năng tốt đa thay vào đó là một thói quen làm việc theo "cơ chế, chỉ đạo" tác động ngược vào sức ì của bộ máy. Vấn đề đặt ra là cơ chế quản lý tập quyền, kết hợp phát huy tiềm năng nhân sự thế nào là phù hợp? và phù hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp.
- Ngại thay đổi và vòng quay nhân sự nhanh chóng: Tất cả các yếu tố trên là phổ biến, khi ăn sâu vào bộ máy thành một văn hoá, thói quen khiến tổ chức vô cùng khó thay đổi, trong khi những hạn chế, bất cập và thiếu nhất quán trong mục tiêu công việc khiến sự ổn định của tổ chức rơi vào trạng thái "rất yếu" và vòng quay nhân sự vô cùng thấp, sự trọng dụng, tuyển dụng và giữ chân nhân sự có năng lực trở nên rất khó khăn. Việc này đòi hỏi nhà quản trị và tổ chức một tinh thần thích ứng cao, một tư duy mở và sẵng sàng thay đổi theo hướng tích cực với các mô hình quản trị mới, theo kịp sự phát triển của thời thế và áp dụng các công cụ số hoá hiệu quả....
(Syhun trong chuyến thăm tại Australia)
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ HIỆU QUẢ
Bối cảnh trên là minh chứng rõ ràng để chúng ta suy ngẫm về các giải pháp rộng, mở, và thích ứng trong quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Chúng ta có rất nhiều lý thuyết, nhiều khoá học, nhiều mô hình, nhưng tính thực tiễn và phù hợp tới đâu thì rất cần cụ thể hoá và customize cho từng bối cảnh, từng tổ chức cụ thể, được soi xét vững chắc trên cơ sở các báo cáo, phân tích và nghiên cứu chuyên sâu cả trong lẫn ngoài. Mà trong tiến trình đó, suy ngẫm về các yếu tổ giải pháp có tính nền tảng cao là rất quan trọng:
QUẢN TRỊ VẬN HÀNH: TẦM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Tầm nhìn và sứ mệnh phát triển là nhân tốt động cơ với không chỉ của tổ chức và đối với cả mỗi cá nhân, không chỉ trong công việc và cả cuộc sống. Sở dĩ việc tái củng cố tầm nhìn và chiến lược phát triển rất quan trọng bởi nó chính là động cơ dẫn dắt tổ chức và mỗi các nhân trong tổ chức tới một con đường, một mục tiêu, một tầm nhìn chung. Và hơn hết, việc luôn củng cố tầm nhìn chiến lược phát triển dựa trên hệ thống nền tảng bao gồm các yếu tố thế mạnh bên trong (lợi thế cạnh tranh cốt lõi, nguồn lực con người...) và bên ngoài (môi trường kinh doanh, triển vọng ngành..).. sẽ là bước đệm đầu tiên và quan trọng bậc nhất cho sự phát triển và tiến tới các mục tiêu của của tổ chức (một số mô hình đánh giá, chiến lược tư duy). Trong nhiều trường hợp, việc coi Tầm nhìn - Sứ mệnh đây chỉ là một tuyên bố có thể thay đổi cho phù hợp mà thiếu đi quyết định dựa trên nghiên cứu, báo cáo sâu làm nền tảng vững chắc, đã vô hình chung tạo ra một lỗ hổng chiến lược, thiếu tính tin cậy ngay từ những viên gạch đầu tiên trong kiến tạo, xây dựng doanh nghiệp.
QUẢN TRỊ VẬN HÀNH: CON NGƯỜI LÀ CỐT LÕI VÀ GỐC RỄ, LÀ TRUNG TÂM CỦA MỌI SỰ PHÁT TRIỂN
Tầm nhìn có lớn tới đâu, mà không có đội ngũ con người không tương xứng thì tầm nhìn đó chỉ là lý thuyết. Để chinh phục mục tiêu quản trị và phát triển doanh nghiệp mục tiêu đầu tiên là chiinh phục con người. Làm sao để tuyển người giỏi? Làm sao để giữ chân nhân sự? Làm sao để xây dựng một đõi ngũ cùng chí hướng? Trả lời câu hỏi tổng hoà về tuyển dụng, đào tạo và kiến tạo môi trường ở đó trí tuệ, chí hướng và sự cam kết được đồng điệu với tầm nhìn của tổ chức, là nhân tốt tiên quyết cho một bộ máy vững chắc với con người thiện chiến.
QUẢN TRỊ VẬN HÀNH: VĂN HOÁ TỔ CHỨC CÓ PHẢI CHỈ LÀ LÝ THUYẾT?
Cỗ máy không thể vận hành nếu một mắt xích bị trệch hướng. Dù đó là mắt xích tốt nhất, đắt tiền nhất nhưng nếu không được sử dụng và đặt đúng chỗ sẽ không thể phát huy sức mạnh trong quản trị vận hành của một tổng thể.
Sau các nỗ lực về chiến lược phát triển, nguồn lực và con người, thì cốt lõi của con người hoạt động hiệu qủa trong hiện thực hoá khát vọng tầm nhìn của tổ chức chính là một văn hoá làm việc. Đây không phải là lý tuyết, con người vốn dĩ là mảnh ghép của sự khác biệt, những mảnh ghép ấy sẽ ăn khớp với nhau khi đặt trong môi trường cỏ đủ kết dính và đồng điệu, đó là sự dung hoà trong khác biệt, sự khác biệt được đồng thuận trong văn hoá.
Khi con người tôn trọng trong thứ sức mạnh mềm "văn hoá" đó là khi sự kết dính, đồng điệu và hiệu quả được đẩy lên cao nhất. Văn hoá làm việc là công cụ xây dựng sự đoàn kết, gắn bó trong tổ chức và phát huy sức mạnh khác biệt của các cá nhân trong một mục tiêu chung.
Do đó, nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hoá doanh nghiệp, với các chiến lược, kế hoạch cụ thể để thực thi, hiện thực hoá thì đây chính là thứ động cơ mềm vững chắc để tổ chức hoạt động hiệu quả.
Tuỳ mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi tầm nhìn, ngành nghề riêng mà người lãnh đạo lựa chọn những văn hoá để đi vào lối sống, cuộc sống của tổ chức, đó có thể là hướng tới kết quả, là trung thực, là kỷ luật, là trân trọng lời nói hay là luôn coi trọng khác biệt. Nhưng quan trọng nhất là phải phù hợp và phải được thực tiễn hoá để văn hoá là kim chỉ nam cho hành động và công việc chứ không phải một khẩu hiệu.
QUẢN TRỊ VẬN HÀNH: CỤ THỂ BẲNG CÔNG CỤ VÀ THÍCH ỨNG
Khi nền tảng vững chắc bằng tầm nhìn văn hoá và con người, khi ấy là lúc công cụ thực thi được phát huy hiệu quả. Công cụ chỉ hiệu quả khi thiết lập được các nền tảng nhất định, đó là khi áp dụng các chuẩn mực về quản lý hệ thống, hiệu suất KPIs, quy trình, chuyển đổi số - áp dụng các phần mềm quản lý công việc và số hoá một số hạng mục nội bộ và hạng mục tương tác khách hàng đối tác. Việc cụ thể thích ứng cần được phát triển trên một tuy duy quản trị thích ứng, sẵn sàng thay đổi lối mòn và định kiến cố hữu. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình cải tiến không thể vượt qua cái bóng của tư duy cố định về quản trị gia đình, thay đổi tổ chức - con người, chấp nhận thích ứng các cách làm mới, khi nhận thức rõ ràng về điều này, nhà quản trị có thể dễ ràng hơn trong việc đưa ra các quyết định mang tính đột phá.
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là toàn bộ những hoạt động liên quan đến quá trình hoạch định, điều hành, quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh, lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Để có thể vận hành hiệu quả và thành công trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay thì doanh nghiệp cần có một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm thực tế. Một số bài toán về công cụ cần trả lời
- Quy trình: xây dựng và triển khai như nào để phù hợp với bức tranh hiện tại của tổ chức, hiệu quả, rõ ràng, minh bạch nhưng không thành rào cản cứng nhắc, gượng ép, cản trở công việc.
- Hiệu suất: Nhân viên đã thực sự phát huy hết khả năng? hệ thống KPIs đã đo lường thực sự hiệu quả? Môi trường làm việc có tạo sân chơi công bằng và sự hào hứng, lành mạnh cho bộ máy nhân sự?
- Công cụ chuyển đổi số và phần mềm: Tại sao cần áp dụng các công cụ quản trị công việc và chuyển đổi số? Công cụ nào là phù hợp? Chuyển đổi số không phải là khẩu hiệu, nhưng làm sao để kết hợp công cụ hiệu quả nhưng không phụ thuộc vào công cụ? Phát huy kết năng lực phối hợp, kiểm tra và kiểm soát của con người trong nỗ lực trung thực hiện các kế hạch để thực hiện hoá tầm nhìn chiến lược dài hạn?
Tổ chức đã có quy trình? Xây dựng và áp dụng quy trình thế nào để quy trình thành động lực chuyên nghiệp thay vì lý thuyết và cản đường
Trên đây là tất cả các giải pháp cần cân nhắc và chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ vào quản trị vận hành hiệu quả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sức mạnh mềm, với công cụ hiệu quả và cách thức áp dụng phù hợp sẽ là ba nhân tố tiên quyết. Để ứng dụng, thực hiện hoá và tìm câu trả lời phù hợp nhất cần dựa trên nền tảng con người, một cỗ máy tốt chỉ phát huy tác dụng khi có những con người phù hợp, đặt đúng mắt xích phù hợp. Các tổ chức cá nhân có nhu cầu thảo luận sâu, làm rõ hoặc cố vấn các nội dung liên quan có thể trao đổi trực tiếp tại đây hoặc liên hệ Syhun qua các kênh chính thống, phù hợp./.
---
Bài viết thuộc bản quyền của Syhun, xuất bản ngày 15/7/2024, mọi trích dẫn cần được dẫn nguồn. Contact tới Syhun nếu bạn có các mong muốn làm rõ, hiểu sâu, thảo luận hoặc cố vấn về những nội dung có liên quan tại đây hoặc email infor.syhun@gmail.com
Bài viết là một góc nhìn từ quan điểm, trải nghiệm, kinh nghiệm của tác giả, phán ánh một phần của bức tranh lớn về chủ để có liên quan, và mang tính tham khảo để người đọc nhìn nhận về những câu chuyện cuộc sống cũng như lựa chọn cho mình một góc nhìn, một hướng đi phù hợp nhất với bản thân mình.
#Syhun #du_lịch #Visa #Kinh_nghiệm_visa #Quản_trị_vận_hành_hiệu_quả #Quản_trị_doanh_nghiệp #Doanh_nghiệp_vừa_và_nhỏ #VẤN_ĐỀ_QUẢN_TRỊ_DOANH_NGHIỆP_VỪA_VÀ_NHỎ #Văn_hoá_doanh_nghiệp #quản_trị_doanh_nghiệp_vừa_và_nhỏ